Chiều ngày 07/11, Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết quý III và đánh giá hoạt động 09 tháng năm 2024, bàn một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2024.
Phát huy những lợi thế, linh hoạt thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên đã tập trung thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng diện tích cây ăn quả thay thế lúa nương, cây ngô năng suất thấp; triển khai các dự án phát triển lâm nghiệp; các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân.
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những 'cánh tay nối dài' góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống.
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78), nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã, đang được đầu tư đến đúng đối tượng thụ hưởng, mang lại hiệu quả thiết thực cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác ở tất cả các thôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh.
Những năm qua, cùng với khai thác nguồn lực từ các chương trình, đề án, hội LHPN các cấp đã làm tốt công tác tín chấp cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, qua đó tạo điều kiện để hội viên tiếp cận đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sông Mã đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Thăng Bình vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện quy chế phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn hoạt động tín dụng CSXH.
Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đóng vai trò là 'cánh tay nối dài' của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) với người vay vốn tại cơ sở. Thông qua tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được chuyển kịp thời đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn.
Với dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên 327 tỷ đồng, huyện Vũ Quang là địa phương duy nhất ở Hà Tĩnh không có nợ quá hạn từ khách hàng.
Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn có chi phí trang trải học tập, sinh hoạt và an tâm đến trường. Tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, Chương trình cho vay HSSV được thông tin, tuyên truyền rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó lan tỏa ý nghĩa nhân văn của nguồn vốn vay HSSV.
Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) giai đoạn 2021 – 2030 chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Trong bối cảnh nguồn cung NƠXH đang tiếp tục thiếu hụt, trong khi thủ tục đầu tư vẫn 'ách tắc' thì cần phải có giải pháp kịp thời.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), hàng ngàn hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên 'miền đất gió' Phong Thổ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH). Qua đó, góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Sáng 30-10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) họp kỳ thứ 4 năm 2024. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị chủ trì phiên họp.
Qua hơn 1 năm thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 22) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, có 81 người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) đã được vay vốn, với số tiền hơn 5,3 tỷ đồng…
Qua hơn 1 năm thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TPHCM, có 81 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn, với số tiền hơn 5,3 tỷ đồng.
Đối với người hoàn lương, họ có ước mơ về cuộc sống ổn định và một mái ấm bình yên sau những lầm lỡ. Song, hành trình hướng thiện của họ đầy khó khăn khi đối mặt với định kiến xã hội và tìm kiếm việc làm. Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17-8-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù như điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới.
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh đã giải ngân cho 1.577 người dân vay vốn với số tiền 142 tỷ đồng, đây là nền tảng quan trọng, trợ lực để người dân sớm phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3 vừa qua.
Nhanh nhẹn, tận tâm với công việc và đam mê nghiên cứu để có những sáng kiến phục vụ công tác chuyên môn là nhận xét của hầu hết cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai dành cho anh Cao Quốc Toàn-Phó Trưởng phòng Tin học Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nhiều năm nay, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi ước mơ học tập, tạo lập việc làm trong tương lai.
Dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh đạt hơn 1.200 tỷ đồng với 571 tổ tiết kiệm và vay vốn; 100% tổ xếp loại tốt, khá và không có tổ trung bình.
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh đang tích cực cùng các địa phương tại tỉnh này tiến hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ giải ngân vốn tín dụng cũng như khoanh nợ nhằm giúp các hộ dân bị thiệt hại sau bão số 3 sớm ổn định sản xuất, thoát nghèo.
Chủ trì Hội nghị sơ kết 9 tháng hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh (Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh) diễn ra ngày 25-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đánh giá cao các huyện, thành phố đã chủ động chuyển nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH với trên 264 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2023 và hoàn thành 132,2% kế hoạch năm 2024.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Võ Phiên vừa chủ trì phiên họp quý III/2024.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, trọng tâm là ở các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, khu vực nông thôn. Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, đời sống của người dân vùng khó đã có nhiều đổi thay.
Nhằm giúp hội viên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, các tổ chức hội, đoàn thể như: Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đẩy mạnh các hoạt động ủy thác cho vay vốn. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội này đã thực sự mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý và cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh.
Nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi nghề cho hộ nghèo của tỉnh Gia Lai vẫn chưa được phân bổ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình này.
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương đã giải ngân kịp thời cho các đối tượng vay để mua nhà ở xã hội, sửa chữa nhà... Từ nguồn vốn vay này đã giúp cho nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp hiện thực hóa ước mơ 'an cư, lạc nghiệp'.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Bình Phú, huyện Phù Ninh đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo 'bệ đỡ' quan trọng, giúp hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Không chọn ly hương, nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) Đất Tổ đã tự tin bám trụ, quyết tâm nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương vốn còn nhiều gian khó. Dù quá trình khởi nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng các đoàn viên thanh niên (ĐVTN) luôn lấy đó làm động lực để vượt qua bằng sức trẻ, tinh thần dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đổi mới.
Chiều 22/10, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động và các chương trình tín dụng ưu đãi 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024.
Những năm gần đây, cùng với thực hiện hiệu quả nhiều chương trình tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh còn tích cực hỗ trợ khách hàng vay vốn để đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh. Qua đó góp phần giúp các hộ duy trì, phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống, đặc trưng ở địa phương, tăng thu nhập.
Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Nhằm nâng cao hiệu quả giải ngân vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Hà Nam đã tập trung củng cố hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Thông qua đó, các tổ TK&VV đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, thực sự là 'cầu nối' đưa tín dụng chính sách đến với người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu các thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh tập trung quyết liệt thực hiện kế hoạch tín dụng chính sách được giao.
Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.