Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu lâm sản đạt trên 6,42 tỷ USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Với giá trị trên, xuất khẩu lâm sản đạt 36% so với kế hoạch đặt ra. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 5,96 tỷ USD, giảm 29%; lâm sản ngoài gỗ 455,7 triệu USD, giảm 26,2%.
Đơn hàng xuất khẩu gỗ đang có trở lại, tuy nhiên số lượng đơn hàng không còn lớn như trước đây, và thời gian giao hàng bị rút ngắn lại.
Lượng viên nén từ Việt Nam xuất vào hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm trên 95% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu.
Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ gặp nhiều khó khăn từ cuối năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tuột dốc bởi lượng hàng tồn kho của nước ngoài, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đối với những mặt hàng không thiết yếu. Các doanh nghiệp chế biến gỗ không có đơn hàng mới.
Xác định phát triển kinh tế là đòn bẩy để xây dựng thành công nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu nên xã Phú Lộc (Hậu Lộc) luôn coi trọng phát triển các ngành nghề nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhờ đó, từ một xã thuần nông có xuất phát điểm thấp, đến nay xã Phú Lộc là địa phương dẫn đầu của huyện trong xây dựng NTM.
Đầu tháng 10-2022, trên tờ Washington Post của Mỹ đã dẫn một báo cáo mới từ cơ quan Environmental Investigation Agency (EIA), có trụ sở tại Anh, cho rằng gỗ bạch dương của Nga được chuyển qua châu Á (trong đó có Trung Quốc và Việt Nam) trước khi được chuyển đến các cửa hàng ở Mỹ.
Nghi vấn 'đường đi' gỗ bạch dương của Nga để lách lệnh trừng phạt từ Mỹ đang là dấu hỏi lớn, trong khi truyền thông quốc tế đề cập đến vai trò của công ty Trung Quốc khi 'mượn đường' của Việt Nam. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục có những cảnh báo sớm để tránh thiệt đơn thiệt kép cho các nhà xuất khẩu gỗ của Việt Nam trước các chiêu trò gian lận xuất xứ.