Xây dựng 'hành lang' cho cây quế phát triển bền vững

Những năm gần đây, quế là loại cây được nhiều nông dân trong tỉnh nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng lựa chọn trồng. Tuy nhiên, việc 'ồ ạt' mở rộng diện tích trồng quế sẽ khiến người dân đứng trước nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Ðể loại cây trồng nhiều tiềm năng này phát triển bền vững, thời gian qua huyện Nậm Pồ đã tích cực vào cuộc để xây dựng một 'hành lang' với mục tiêu đưa quế trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề rèn công cụ… Trong các nghề đó, nghề đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đan lát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và phát huy.

Nỗ lực đưa điện lưới quốc gia đến vùng cao, biên giới

Ðược thành lập và đi vào hoạt động đến nay tròn 10 năm, Ðội Quản lý vận hành tổng hợp Nậm Pồ, thuộc Ðiện lực Mường Chà đã nỗ lực thực hiện cấp điện đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn quản lý với chất lượng điện ngày càng được đảm bảo, dịch vụ khách hàng ngày một nâng cao, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Phát huy hiệu quả mô hình kinh tế của đoàn viên, thanh niên

Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, thời gian qua nhiều mô hình kinh tế của đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả. Các mô hình kinh tế được xây dựng, đặc biệt là việc thành lập các câu lạc bộ (CLB), hợp tác xã (HTX) do thanh niên làm chủ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đoàn viên thanh niên.

Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, chế biến sản phẩm lâm nghiệp tại Nậm Pồ

Ngày 20/7, huyện Nậm Pồ làm việc với Công ty TNHH CME BIOMASS HOLDING về đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, nhà máy chế biến sản phẩm lâm nghiệp khác trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Nậm Pồ.

Các địa phương khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ

Từ đêm 14 - 15/7, xảy ra liên tiếp các trận mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện: Điện Biên và Nậm Pồ. Hiện nay, chính quyền các địa phương đang tích cực vận động, hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại, sớm ổn định sản xuất, nhất là đối với những diện tích lúa vụ mùa năm 2023.

Nhân lên những hành động đẹp, việc làm ý nghĩa

Với mục đích vận động, khuyến khích cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội; nhân lên những hành động đẹp, việc làm ý nghĩa, từ tháng 1/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Nậm Pồ đã phát động phong trào 'Thêm việc tốt mỗi ngày'. Đây là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai phong trào nhằm cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác bằng những hành động thiết thực, cụ thể hàng ngày.

Điện Biên: Nữ giáo viên trên đường trở lại trường gặp tai nạn tử vong, con trai 9 tuổi bị thương

Trên đường đến trường, nữ Phó hiệu trưởng trường mầm non ở vùng cao tỉnh Điện Biên bị tai nạn giao thông tử vong, con trai 9 tuổi bị thương nặng.

Tai nạn giao thông ngày 26/6/2023: Đi đến trường, mẹ con nữ hiệu phó thương vong

Xe cứu thương gặp tai nạn, 2 nhân viên y tế bị thương; Tự ngã ra đường, nam thanh niên đi xe máy nguy kịch... là những tin tai nạn giao thông mới nhất hôm nay (26/6/2023).

Chủ tịch xã thông tin vụ Hiệu phó trường mầm non gặp nạn tử vong, con bị thương

Lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn giữa xe máy và xe container khiến 1 cô giáo tử vong.

Điện Biên: Cô giáo trở lại trường gặp tai nạn tử vong, con trai 9 tuổi bị thương

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) khiến một cô giáo là phó hiệu trưởng trường mầm non tử vong và con trai bị thương đang được theo dõi.

Huyện Nậm Pồ (Điện Biên) kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động (23/06/2013 - 23/06/2023), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề rèn... Trong các nghề đó, đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đan lát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và phát huy.

Quyết tâm đưa Nậm Pồ ngày càng phát triển

Huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NĐ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ, gồm có 15 xã với diện tích 250.790 ha và 25.517 nhân khẩu, gồm 8 dân tộc sinh sống, trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số.

Sức bật từ một địa phương vùng dân tộc thiểu số

Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.

Chính sách hợp lòng dân (bài 2)

Bài 2: Góp nguồn lực xây dựng nông thôn mơíĐBP - Những năm qua, chính sách chi trả DVMTR đã giúp các chủ rừng, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo sinh kế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững. Các cộng đồng có thêm nguồn kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, văn hóa góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.Bài 1: Tăng dày 'lá phổi xanh'

Phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ tại cơ sở

ĐBP - Sau hơn một năm thành lập và đi vào hoạt động, 121 tổ dân vận cơ sở tại các bản của huyện Nậm Pồ đã phát huy khá toàn diện vai trò, nhiệm vụ của mình. Tổ dân vận cơ sở đã tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở, giúp các bản phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa... Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tính tẩu - nhạc cụ độc đáo của người dân tộc Thái Trắng khu Ba Chà

ĐBP - Đàn tính tẩu là nhạc cụ phổ biến của đồng bào dân tộc Thái Trắng nói chung và người Thái trắng ở khu vực Ba Chà (Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở) huyện Nậm Pồ nói riêng. Người Thái thường dùng tiếng đàn để độc tấu, hợp xướng, giao duyên, đệm cho hát múa dân gian vào các ngày vui, lễ lớn và hội xuân của bản mường. Hình ảnh những người đàn ông đánh đàn tính tẩu hòa cùng các điệu múa, lời ca Thái đã tạo nên một bức tranh văn hóa độc đáo nơi núi rừng biên giới. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, cỏ cây đâm chồi, nảy lộc, đồng bào dân tộc Thái Trắng tại khu Ba Chà lại tất bật rủ nhau đi từ nhà này sang nhà khác chúc tết, ăn mừng một mùa xuân mới. Trong không khí vui tươi đó không thể thiếu được tiếng đàn tính tẩu ngân vang làm cho ngày tết thêm vui, đầm ấm và thêm tình đoàn kết bản làng.

Lan tỏa phong trào 'tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục'

Sau gần 4 tháng phát động (từ tháng 11/2022), phong trào 'Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục' ở huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã thu hút gần 2.000 người tham gia nuôi gần 1.000 con lợn đất. Bước đầu phong trào đã khơi dậy tình thương, trách nhiệm giữa người với người, đồng thời tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong phong trào học và làm theo Bác từ việc nhỏ ở huyện nghèo vùng biên.

Điện về vùng cao

ĐBP - Trước thềm năm mới Quý Mão, Công ty Điện lực Điện Biên đã đóng điện thành công, đúng tiến độ và an toàn 9 trạm biến áp (TBA) cho hơn 420 khách hàng với tổng công suất 332kV; chiều dài đường dây 35kV hơn 18.000km, đường dây 0.4kV dài 14.000km. Sau nhiều năm chờ đợi, tết Nguyên đán này người dân nhiều thôn, bản vùng cao vui mừng, phấn khởi khi điện quốc gia đã về tới nhà.

265 hộ nghèo Nậm Pồ nhận gạo hỗ trợ dịp tết

ĐBP - Để giúp các hộ nghèo trên địa bàn không bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, UBND huyện Nậm Pồ đã quyết định hỗ trợ 16.260kg gạo cứu đói cho 265 hộ nghèo, 1.084 nhân khẩu thuộc 8 xã: Nậm Tin, Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Tở, Nà Hỳ, Nậm Nhừ, Nà Bủng, Na Cô Sa.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho hơn 70 cán bộ cơ sở

ĐBP - Trong 5 ngày (từ ngày 16 – 20/12), huyện Nậm Pồ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho hơn 70 học viên là lãnh đạo, cán bộ công chức cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã: Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở.

Chú trọng việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên

ĐBP - Với tinh thần 'tự soi để tự sửa', việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hàng năm được Đảng bộ huyện Nậm Pồ triển khai bảo đảm tính toàn diện, nghiêm túc, đi vào thực chất. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.

Trao quà trị giá trên 150 triệu đồng cho hộ nghèo, học sinh Nậm Pồ

ĐBP - Ngày 21/11, Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) phối hợp với đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội tổ chức trao quà cho hộ nghèo và học sinh thuộc liên trường trên địa bàn xã Chà Tở (huyện Nậm Pồ).

Nậm Pồ giải quyết việc làm cho người lao động

ĐBP - Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 32.700 người trong độ tuổi lao động, trong đó phần lớn lao động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Thời gian qua huyện Nậm Pồ đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm giúp lao động nông thôn trên địa bàn cải thiện, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

ĐBP - Năm 2022, chăn nuôi tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức do tác động của diễn biến thời tiết khó lường. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ngành Nông nghiệp tỉnh và đơn vị chuyên môn các địa phương triển khai nhiều biện pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh, tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Dấu ấn từ một quyết định đột phá (kỳ 4)

Kỳ 4: Giải pháp cho chặng đường dàiĐBP - Dù đã đạt được kết quả ban đầu đáng mừng,'bén rễ' nhanh vào đời sống nhân dân song hoạt động của một số tổ dân vận cơ sở (DVCS) theo đánh giá của Huyện ủy Nậm Pồ là chưa phát huy tối đa năng lực, sở trường. Để duy trì và phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các tổ DVCS, tạo đà cho công tác dân vận khởi sắc, ngoài những cách làm mới, sáng tạo từ thực tiễn đời sống, Huyện ủy Nậm Pồ đã đề ra những giải pháp căn cơ, hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn cơ sở, tạo hiệu ứng tích cực cho chặng đường tiếp theo.Kỳ 1: Phát huy vai trò 'cầu nối' ý Đảng - lòng dânKỳ 2: Hoạt động gắn với cơ sởKỳ 3: Khó khăn từ thực tiễn

Hiệu quả đưa giống mới vào sản xuất ở Nậm Pồ

ĐBP - Trước đây, nông dân Nậm Pồ chủ yếu sử dụng giống lúa địa phương, năng suất và sản lượng không cao. Thời gian qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thử nghiệm đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất, chất lượng cao… Từ đó góp phần tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

Phát triển lúa nước ở Nậm Pồ

ĐBP - Cách đây gần 10 năm, khi mới thành lập, huyện Nậm Pồ chỉ có 3/15 xã có diện tích gieo cấy lúa nước 2 vụ. Khi ấy không ít người cho rằng, phát triển sản xuất lúa nước nơi vùng cao, vùng sâu Nậm Pồ là bài toán khó bởi địa hình núi cao, đất dốc, thiếu nguồn nước tưới chủ động, hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp còn hạn chế, thời tiết khắc nghiệt… Thế nhưng, qua từng năm, những cánh đồng lúa nước ở Nậm Pồ ngày càng được mở rộng, cùng với đó, năng suất, sản lượng cũng tăng theo.

Mở rộng diện tích trồng lúa nhờ khai hoang, phục hóa

ĐBP - Những năm gần đây, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chú trọng khai hoang, phục hóa đất nông nghiệp giúp cho diện tích đất trồng lúa ở một số huyện vùng cao của tỉnh không ngừng tăng lên. Từ đó, cung cấp một phần không nhỏ lương thực cho bà con, giảm việc phát rừng làm nương; đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng trên địa bàn.

Cây mắc ca trên miền biên viễn

ĐBP - Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đã và đang chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực triển khai Dự án Trồng mắc ca trên địa bàn. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các nội dung của Dự án; từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Nậm Pồ

ĐBP - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho 'tam nông', huyện Nậm Pồ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp... Đặc biệt, huyện chú trọng đưa những giống mới năng suất, sản lượng cao vào sản xuất; cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái; qua đó góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, hình thành các vùng chuyên canh trên địa bàn.

Thu hoạch vụ đông xuân tới đâu, làm đất vụ mùa tới đó

ĐBP - Vừa tập trung nhân lực và phương tiện ra đồng thu hoạch lúa vụ xuân, bà con nông dân huyện Nậm Pồ vừa giải phóng đất sớm, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư phân bón để triển khai sản xuất vụ mùa, bảo đảm khung thời vụ.

Mưa to, gió lốc gây nhiều thiệt hại tại huyện biên giới Nậm Pồ, Điện Biên

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đêm 23/5 rạng sáng 24/5, địa bàn huyện có mưa to, gió lốc cục bộ, gây nhiều thiệt hại.

Phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững

ĐBP - Điện Biên có diện tích rừng lớn, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Những năm qua đã có một số mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng bước đầu mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, tỉnh đã đề ra những chiến lược và có những chính sách để nhân rộng các mô hình, thu hút đầu tư phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững.

Mưa lớn gây tắc nghẽn nhiều tuyến giao thông tại Nậm Pồ

ĐBP - Đêm 23/5 đến rạng sáng ngày 24/5 trên địa bàn huyện Nậm Pồ xảy ra mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại về nhà cửa của nhiều hộ dân và khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn bị sạt lở, tắc nghẽn.

Siết chặt quản lý khai thác cát, sỏi

ĐBP - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản nói chung, cát, sỏi nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chính quyền và lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực trong đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thêm việc làm cho lao động nông thôn từ các dự án mắc ca

ĐBP - Sau nhiều năm 'đứng chân' trên đất Điện Biên, cây mắc ca đã dần cho thấy sự phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; một số diện tích mắc ca đã cho thu hoạch với sản lượng và chất lượng khá. Bên cạnh từng bước khẳng định được giá trị kinh tế, các dự án phát triển mắc ca đang được kỳ vọng là hướng về giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho lao động nông thôn vùng dự án nói riêng và lao động trên toàn tỉnh nói chung.

Gỡ khó cho các dự án trồng mắc ca

ĐBP - Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 dự án trồng cây mắc ca đã được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý về chủ trương, được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 9.271 tỷ đồng, quy mô trồng tập trung 52.915ha. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư đã trồng được 3.449ha cây mắc ca. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các dự án trồng mắc ca, nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

'Áo mới' Chà Cang

ĐBP - Những ngày giáp tết, xuôi về các bản trong xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) mới thấy hương sắc mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi. Bản Mới 1 không khí đón xuân tưng bừng khắp các nẻo đường. Chợ trung tâm xã được đầu tư xây dựng kiên cố, nay lại được mở rộng càng thêm đông vui người mua, người bán. Đây cũng là điểm giao thương nông sản của người dân các xã: Chà Nưa, Chà Tở, Nậm Khăn. Dọc tuyến đường bê tông vào bản, ngắm nhìn những ngôi nhà sàn mới xây rộng rãi, khang trang, chúng tôi hiểu rằng, đồng bào nơi đây đang có cuộc sống sung túc, ấm no...

Những mùa vàng bội thu

ĐBP - Vụ mùa 2021, huyện Nậm Pồ đã triển khai nhiều mô hình trình diễn áp dụng giống mới trong sản xuất lúa tại một số địa phương và thu được kết quả khả quan. Những tín hiệu tích cực đó không chỉ tạo tiền đề cho việc thay thế các giống lúa cũ năng suất thấp mà còn sàng lọc, lựa chọn ra bộ giống lúa năng suất, chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Ngày 28/12, Điện Biên tiếp tục ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 mới

ĐBP - Tính từ 18 giờ ngày 27/12 đến 18 giờ ngày 28/12, trên địa bàn tỉnh Điện Biên tiếp tục ghi nhận thêm 6 bệnh nhân mắc Covid-19 mới; trong đó có 3 ca phát hiện tại cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô tiếp xúc cử tri huyện Nậm Pồ

ĐBP - Thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XV, chiều nay (27/12) đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh thuộc tổ đại biểu số 8 tiếp xúc cử tri huyện Nậm Pồ và 2 xã Chà Tở, Nậm Khăn bằng hình thức trực tuyến.