Ngoại giao 'có đi có lại' của Nga đã thuyết phục được châu Phi, trong khi lục địa này coi Moskva là nhà bảo đảm chính cho sự ổn định và an ninh của họ.
Ngày 10/2, Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh thông báo chọn ra Thủ tướng mới là ông Fathi Bashagh để thay thế người đứng đầu chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU) Abdul Hamid Dbeibeh.
Cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của Libya dự kiến diễn ra hôm 24-12 đã phải hoãn lại vì một số lý do, khiến cho Liên Hiệp Quốc phải sốt sắng tìm cách ngăn chặn xung đột bạo lực giữa các nhóm vũ trang tái diễn.
Ngày 22/12, một ủy ban quốc hội Libya thông báo, việc tổ chức bầu cử Tổng thống trong hai ngày tới là bất khả thi, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Quốc hội nước này vạch kế hoạch cho một lộ trình chính trị mới.
Thủ tướng chính phủ lâm thời Libya, Abdel Hamid Dabaiba đã nộp giấy tờ ứng cử Tổng thống tại trụ sở của Ủy ban Bầu cử Quốc gia cấp cao ở thủ đô Tripoli.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, cố vấn truyền thông của Chủ tịch Quốc hội Libya, ông Fathi Al-Marimi, ngày 15/11 xác nhận Chủ tịch Quốc hội nước này Aqilah Saleh dự kiến trong 2 ngày tới sẽ nộp đơn đăng ký ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại văn phòng của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Cấp cao (HNEC) ở thành phố Benghazi.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Libya sẽ được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổng thống sau cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, Libya cũng phải trải qua nhiều giằng co chính trị. Có người muốn, có người không.
Chiều 10/9, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã họp nghe báo cáo về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNSMIL).
Liên hợp quốc ước tính có khoảng 20.000 tay súng và lính đánh thuê nước ngoài vẫn hiện diện tại Libya, là mối đe dọa đối với quá trình chuyển tiếp do Liên hợp quốc hậu thuẫn hướng tới cuộc bầu cử.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 17/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến công khai về tình hình tại Libya. Cuộc họp có sự tham dự của bà Fatou Bensouda, Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libya tại LHQ.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, giới chuyên gia Ai Cập đánh giá sau nhiều năm bất ổn vốn ảnh hưởng nặng nề đến lực lượng lao động của Ai Cập tại Libya, Ai Cập có thể sẽ tham gia vào phần lớn các dự án tái thiết ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 3/5, chính phủ lâm thời mới ở Libya kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong việc các lực lượng nước ngoài rút khỏi quốc gia Bắc Phi này, nhằm giúp thúc đẩy lệnh ngừng bắn kéo dài 7 tháng qua.
Ai Cập và Tunisia đã chia sẻ ý nguyện chung nhằm củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đồng thời trao đổi những diễn biến mới nhất tại Libya và vấn đề nhà nước Palestine.
Tân Thủ tướng lâm thời Libya Abdul Hamid Dbeibah ngày 15-3 đã tuyên thệ nhậm chức để lãnh đạo đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp cho đến khi tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 12-2021. Đây được coi là sự kiện lịch sử, khép lại cuộc nội chiến kéo dài một thập kỷ, mở ra chương sử mới cho Libya.
Ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập niên tại quốc gia Bắc Phi này.
Việc Nga đình chỉ đường bay đến các khu nghỉ mát ở Biển Đỏ đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch của Ai Cập, do du khách Nga đóng góp lớn cho thị trường du lịch nước này.
Bảy anh em trong một gia đình nghèo ở Tarhuna đã tận dụng sự hỗn loạn ở Libya để kiểm soát thị trấn, giết hại hàng trăm người và khủng bố cư dân địa phương trong gần 8 năm.
Đứng giữa 1 bên là 'đồng minh' chủ chốt Syria và bên kia là 'khách hàng' thân thiết Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ vô cùng khó xử khi phải lựa chọn một trong hai.
Hôm chủ nhật (19/1), một hội nghị về hòa bình Libya được tổ chức tại Berlin với đại diện của hơn 10 nước có lợi ích liên quan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết đã triển khai lực lượng quân sự đến Libya, bỏ qua lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trước việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tán thành đưa quân sang hỗ trợ Chính thủ Lâm thời Libya, Tổng thống Trump lên tiếng phản đối và cảnh báo Ankara rằng hành động này có thể khiến tình hình phức tạp hơn.
Chính phủ lâm thời Libya sẽ chính thức tuyên bố giải phóng vào ngày mai (23/10), trong khi NATO dự định sẽ rút khỏi Libya vào ngày 31/10 tới.