Hồi sinh trên vùng mây trắng

Chư Tan Kra từng là một cao điểm chiến đấu trong năm 1968, nơi ấy có những người lính quê ở Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống. Qua hơn nửa thế kỷ, chiến địa năm xưa đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, bây giờ, Chư Tan Kra và cả xã Ya Xiêr đã trở thành vùng đất đầy sức sống.

Chư Tan Kra hồi sinh

Chư Tan Kra từng là một cao điểm dữ dội trong những năm 1968, nơi ấy có những người lính quê Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống nơi đây, để bây giờ vùng chiến địa ấy ngày càng trù phú hơn.

Thăm Chư Tan Kra, tri ân 'Trung đội mũ sắt' ngoan cường

Những chiến sĩ ngã xuống tại Chư Tan Kra là những chàng trai mười tám, đôi mươi, đều đến từ Thủ đô. Họ đã cống hiến, hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.

Về Chư Tan Kra (Kon Tum) để hiểu hơn sự hy sinh của cha ông vì sự thống nhất tổ quốc

Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, chúng tôi có dịp đến Kon Tum và thăm di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra (xã Ya Xier, huyện Sa Thầy), nơi ghi dấu những trận đánh ác liệt của 'trung đoàn mũ sắt' (Trung đoàn 209, Sư đoàn 312), đơn vị có sự tham gia của nhiều người con Hà Nội.

Nhà thơ Lữ Mai ra mắt trường ca về Trung đoàn mũ sắt

Nhà thơ Lữ Mai, hiện công tác tại Ban Văn hóa – Văn nghệ, Báo Nhân Dân, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt trường ca về đề tài thương binh, liệt sĩ 'Chư Tan Kra mây trắng'. Đây là trường ca đầu tiên về Trung đoàn mũ sắt.

Nơi lưu giữ kỷ vật kháng chiến huyện Sa Thầy

Nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp tỉnh, Điểm cao 995 – Chư Tan Kra (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy), ngôi nhà có kiến trúc giống nhà sàn của đồng bào dân tộc Gia Rai hiện là nơi trưng bày các kỷ vật, tư liệu hình ảnh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mảnh đất Sa Thầy. Những kỷ vật, tư liệu hình ảnh ấy là bằng chứng có giá trị lịch sử vô cùng to lớn về quá trình chiến đấu, hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc.Được Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 3,6 tỷ đồng, ngôi nhà có tổng diện tích sàn hơn 445m2, nằm ở Khu B của quần thể Di tích lịch sử cấp tỉnh Điểm cao 995 – Chư Tan Kra. Sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2012, ngôi nhà mang tên Nhà văn hóa và được sử dụng làm nơi đón tiếp khách tham quan cùng thân nhân các liệt sĩ. Đến năm 2018, UBND huyện Sa Thầy đầu tư hơn 900 triệu đồng nâng cấp, sửa chữa ngôi nhà và chuyển công năng sử dụng thành Nhà truyền thống trưng bày kỷ vật kháng chiến của địa phương.Ngôi nhà có sàn cách mặt đất hơn 2m và có ban công ở 4 phía. Ngoài cầu thang chính nằm ở giữa dẫn lên phòng trưng bày, ngôi nhà còn có 2 cầu thang phụ nằm ở 2 bên hông.

Gọi nhau trên dãy Trường Sơn

Kỳ V: Những cái đầu bốc lửa

Trao giải thưởng Cánh diều 2019

Ngày 12-5, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam công bố kết quả và trao giải thưởng Cánh diều cho các tác phẩm và nghệ sĩ, tác giả, nhà làm phim xuất sắc năm 2019. Từ 113 tác phẩm tham dự giải, trong đó có: 16 phim truyện điện ảnh, 13 phim truyện truyền hình, 34 phim tài liệu, 12 phim khoa học, 15 phim hoạt hình, 17 phim ngắn, sáu công trình nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh. Kết quả, giải Cánh diều vàng thuộc về các tác phẩm: 'Hạnh phúc của mẹ' (phim truyện điện ảnh của đạo diễn Phạm Huỳnh Đông); 'Về nhà đi con' (phim truyện truyền hình của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng); 'Con chim gỗ' (phim hoạt hình của đạo diễn Trần Khánh Duyên); 'Chư Tan Kra' (phim tài liệu của đạo diễn Vũ Minh Phương); 'Cuộc chiến chống Sars' (phim khoa học của đạo diễn Lưu Ngọc Ánh), 'Lò đốt rác thải sinh hoạt' (phim khoa học của đạo diễn Nguyễn Lê Văn và Nguyễn Hồng Việt).