Không chỉ là những người mở đường máu, tham gia tiếp lương thực, tải đạn,... phục vụ trong hai cuộc kháng chiến ác liệt chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc mà lực lượng cựu thanh niên xung phong...
75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Tuyên huấn và ngành Tuyên huấn Quân đội đã bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của mình, đoàn kết phấn đấu, xây đắp nên truyền thống: 'Kiên định, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng'.
Cuối năm 1951, Pháp tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc.
Chúng tôi trở lại thăm xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) thăm tượng đài chiến thắng khu vực đồi Dụ, cầu Mè. Nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta chỉ với vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng bộ đội và du kích địa phương đã có những trận đánh làm quân Pháp phải 'kinh hồn bạt vía', góp phần đập tan phòng tuyến trên hành lang Đông - Tây của địch và đặt dấu chấm hết cho tham vọng lập 'xứ Mường tự trị' của quân Pháp ở Hòa Bình.
Sáng 29-4, tại Phú Thọ, Sư đoàn 316 (Quân khu 2) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (1-5-1951 / 1-5-2021) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhì. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tới dự buổi lễ.
Cách đây 70 năm, sau chiến thắng của Chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn mới. Yêu cầu nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi cần phải có đơn vị chủ lực cơ động, 'quả đấm mạnh' để tiêu diệt lớn sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng vùng giải phóng. Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập các đại đoàn chủ lực.
Phát huy truyền thống Trung đoàn Ba Vì anh hùng, thời gian qua, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1) có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện (VMTD). Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn Thiếu tá Đặng Văn Thương, Chính ủy Trung đoàn, xoay quanh vấn đề này.
Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng - Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.
Với âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường, cuối năm 1951, Pháp đã tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã không ngờ, đây cũng là cơ hội vàng để quân ta tiêu diệt sinh lực địch, và 'không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...' như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Canh Tý 2020, sáng 22/1 (28 Tết), đoàn cán bộ tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu tổ chức lễ dâng hương tại Tượng Đài Bác Hồ và viếng nghĩa trang liệt sĩ Chiến dịch Hòa Bình.
Bốt Xuân Nẻo được địch xây dựng kiên cố, lực lượng đóng giữ hùng hậu nên việc diệt bốt đòi hỏi phải có quyết tâm lớn, không ngại hy sinh.