Ngày 3/11, Đoàn công tác của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương (VietSERI) và Chương trình Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) tại Việt Nam đã hỗ cây dâu giống cho người dân vùng thiên tai huyện Bảo Yên phục hồi sản xuất sau bão số 3.
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế trụ cột nông nghiệp, tập hợp nhiều thành phần dân tộc đến định canh, đinh cư, tạo thành sự đa dạng loại hình nghề nghiệp, bản sắc văn hóa ngành nghề và lợi thế so sánh của sản phẩm đặc trưng làng nghề, nên cần được nắm bắt cơ hội mới, phát huy hơn nữa bởi những giải pháp đồng bộ, phù hợp và hiệu quả cao.
Ngày 30/10, Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vùng Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch phát triển và mở rộng sản xuất ngành hàng dâu tằm tơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga ở xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.
UBND huyện Đam Rông vừa ban hành Kế hoạch phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ trên địa bàn huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếp tục công tác kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Yên Bái, chiều 12/9, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đi kiểm tra, khắc phục các tuyến đê bị ảnh hưởng sau thiên tai và công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp tại huyện Trấn Yên. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong 3 ngày qua, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiên tại tại địa phương này.
Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, chiều 22/8, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tới thăm, tặng quà các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Ủy ban nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên vừa tổ chức Lễ phát động thực hiện chiến dịch 'Ươm mầm dâu- đẹp, giàu quê hương' gắn với phong trào '2 chung, 5 cùng, 1 đích đến' tại thôn Cầu Khai.
Việc liên kết chuỗi để khôi phục nghề trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Bảo Yên với 'bà đỡ' là Hợp tác xã Nấm Tam Đảo bước đầu chứng minh hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm bền vững tại huyện Bảo Yên nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung.
Sáng nay - 22/6, đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tới thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị tại huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và huyện Trấn Yên.
Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) được thành lập vào năm 2023. Trải qua hơn 20 năm DATC đã luôn nỗ lực hoàn thành sứ mệnh Chính phủ phủ giao. DATC mang đến sự thay đổi cho doanh nghiệp khi được chuyển đổi sở hữu; mang niềm vui, hạnh phúc đến cho những người lao động tại các doanh nghiệp được tái cơ cấu khi có công ăn việc làm ổn định...
Sáng 17/5, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường -Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác đã đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên.
Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng thừa nhận như vậy tại Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề nghị điều chỉnh ranh giới, quy hoạch phân khu Khu công nghiệp (KCN) Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ 1/2000.
'Có lẽ vì mình là phụ nữ, nên những gì liên quan đến vải vóc lụa là mình đam mê lắm'. Chẳng thế mà dẫu trải qua bao nghề, cuối cùng, người phụ nữ ấy cũng chọn gắn với nghề ươm tơ bên dòng Lô mải miết chảy. Chị là Vương Dự Đình, Giám đốc Hợp tác xã Dâu tằm tơ Phương Đình, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang).
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Thể thao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào do đồng chí Sẻng-A-Lun Bút-Sạ-Đi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyênlàm Trưởng Đoàn vừa có buổi tham quan mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị dâu tằm tơ, mô hình đào tạo nghề và dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề (GDTX - HNDN) huyện Trấn Yên.
Thông qua tổ hội nghề nghiệp và hợp tác xã (HTX), bà con nông dân huyện Ia Grai từng bước tham gia mô hình liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Cái 'bắt tay' giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mạnh dạn đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất là hướng đi đang được nhiều nông dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên thực hiện để nâng cao thu nhập, góp phần đưa Minh Quân sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Để chào mừng 30 năm xây dựng và phát triển đô thị Bảo Lộc, thành phố này sẽ đặt tên cho một số tuyến đường, trong đó có tuyến đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở tỉnh Gia Lai đã liên kết với các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trồng dâu nuôi tằm. Bước đầu, sự liên kết này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Việc khôi phục lại thời hoàng kim của ngành hàng này, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ nghiên cứu chuẩn hóa giống tằm, tạo giống dâu tốt, phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm, đến kỹ nghệ dệt lụa, đa dạng chủng loại, mẫu mã, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu.
Việt Nam nổi tiếng với những sản phẩm thủ công, trong đó có lụa tơ tằm. Cách đây 5 năm, từ một dự án phát huy những giá trị của lụa tơ tằm truyền thống Việt Nam, làm mới lụa bằng những thiết kế hiện đại, độc đáo và kể những câu chuyện vẻ đẹp Việt Nam trên lụa, giờ đây, lụa Desilk đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia đến được với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Chỉ trong hai tuần đầu năm 2024, giá tơ thô xuất khẩu đã tăng trở lại mức 63 USD/kg, giúp kim ngạch xuất khẩu dâu tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng đạt gần 3 triệu USD.
Sau thành công bước đầu, bà con nông dân một số địa phương trong tỉnh Gia Lai tiếp tục liên kết phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. Đặc biệt, nghề trồng dâu nuôi tằm có độ rủi ro thấp, mức đầu tư ít, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nên rất phù hợp triển khai ở quy mô hộ gia đình.
Trong thời gian vừa qua, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển làng nghề và đã có nhiều mô hình, cách làm hay, mang lại hiệu quả từ xuất khẩu. Tuy nhiên, đằng sau sự thành công trong xuất khẩu các sản phẩm làng nghề là câu chuyện sản xuất còn nhiều bấp bênh, nếu không có giải pháp căn cơ thì nguy cơ mai một ngành nghề truyền thống sẽ hiện hữu.
Về xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên - làng quê nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, gặp gỡ người dân mới biết với tư duy năng động, mạnh dạn trong lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, chuyện phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới… đã đem đến cho người dân cách nghĩ, cách làm hiệu quả để phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng đất này.
Thời gian qua, diện tích trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng nói riêng, trong cả nước nói chung ngày càng tăng, là tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có gần 40.000 hộ nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Diện tích trồng dâu năm 2023 khoảng 13.200ha. Tuy rằng giá trị xuất khẩu tơ lụa trung bình hàng năm mới đạt khoảng 70 triệu USD, nhưng đây vẫn được coi là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nếu như thương hiệu được xây dựng vững chắc.
Thời gian gần đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Việt Nam đã khắc phục được sự suy giảm và đang có xu hướng phát triển trở lại. Ở một số địa phương nghề trồng dâu, nuôi tằm đã và đang đóng góp quan trọng vào sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chuỗi giá trị dâu - tằm - tơ - lụa đang cần một chính sách khuyến khích tổng thể, từ nghiên cứu chuẩn hóa giống tằm, tạo giống dâu tốt, phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm, đến kỹ nghệ dệt lụa, đa dạng chủng loại, mẫu mã, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho lụa Việt…
Festival Làng nghề Việt Nam năm 2023 vừa kết thúc. Trong khuôn khổ Festival lần này, có rất nhiều câu chuyện của làng nghề, ngành nghề truyền thống được đề cập. Đằng sau sự thành công trong xuất khẩu các sản phẩm làng nghề, là câu chuyện sản xuất còn nhiều bấp bênh, mà nếu không có giải pháp căn cơ, nguy cơ mai một ngành nghề truyền thống sẽ là hiện hữu.
Trong các ngày (9 - 12/11), đã diễn ra Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 tại thủ đô Hà Nội do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Dâu tằm tơ ở Việt Nam từng là một ngành sản xuất chỉ đứng sau lúa gạo, nhưng hiện nay lại không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất.