Đó là ý kiến của Bộ Công Thương tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 21/4 về việc các đại lý bán lẻ xăng dầu có thể được lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, bảo đảm khoa học, hài hòa, hợp lý, đúng quy định pháp luật.
Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có 'cửa' nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?
Chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu được chia cho 3 khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ nhưng suốt thời gian qua, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng không được hưởng phần quy định này, khiến cho việc kinh doanh rơi vào tình thế khó khăn.
Hiện nay, Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu đã ấn định rằng, cửa hàng bán lẻ chỉ có thể bán theo hình thức giao nhận đại lý, tức chỉ được nhận nhượng quyền bán lẻ xăng dầu cho một thương nhân phân phối. Nhiều doanh nghiệp cho biết, việc này sẽ dẫn đến hệ lụy một gia đình thành lập nhiều doanh nghiệp để lấy hàng từ nhiều nguồn…
Ngày 14/3, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DNBL) đồng loạt gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét yêu cầu liên bộ Tài Chính - Công Thương phân chia lại khoản chi phí và lợi nhuận định mức kinh doanh mà họ được hưởng.
Theo TS Giang Chấn Tây, có doanh nghiệp bán lẻ sở hữu 3 - 4 cửa hàng xăng dầu nhưng họ đã tách ra lập thành 3 - 4 doanh nghiệp riêng biệt để được lấy nhiều nguồn, mục đích đối phó với quy định chỉ cho nhập hàng từ 1 nguồn của Bộ Công Thương.
Hàng loạt các hội thảo liên quan đến thị trường xăng dầu được tổ chức trong thời gian qua. Hàng loạt các câu hỏi cấp bách đã được gửi đi… với mục tiêu duy nhất, giảm nhiệt cho thị trường xăng dầu, đảm bảo chuỗi cung ứng.
Theo các doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu, việc phục vụ bình ổn theo mệnh lệnh hành chính là hình thức cưỡng bức các DNBL bởi hơn một năm qua, các doanh nghiệp đã dùng tiền túi bù lỗ để duy trì hoạt động kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp kiệt quệ về tài chính, phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, đến thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổ lỗi qua lại, mà cùng nhau thay đổi chính sách.