Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc ITPC cho biết, chuyển đổi xanh là bước chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại lợi ích lâu dài và thu hút đầu tư. Xu hướng tiêu dùng bền vững với sản phẩm thân thiện môi trường ngày càng được quan tâm.
Các DN cập nhật quy định mới nhất về tiêu chuẩn bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm để có những điều chỉnh phù hợp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngành hàng nông sản thực phẩm Việt đối mặt nguy cơ bị từ chối nhập khẩu, mất thị trường khi các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt quy định về an toàn thực phẩm. Để hướng đến xuất khẩu, một dấu hỏi lớn được đặt ra là liệu các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ngành hàng này có thể tự nâng cấp để vượt qua các rào cản tiêu chuẩn khắt khe hay không?
Xuất khẩu thực phẩm chế biến sâu đang mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn an toàn và truy xuất nguồn gốc. Tại Hội thảo 'Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ' do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức ngày 27-3, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN thực phẩm cần ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Ngày 13-10, tại tọa đàm Vấn đề kiểm soát đầu vào của các đơn vị phân phối thương mại thực phẩm do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) và CLB Phóng viên kinh tế nông nghiệp (thuộc Hội Nhà báo TP HCM) tổ chức ở TP HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch AFT, kể lại chuyện nhiều người nước ngoài thường hỏi vì sao tại Việt Nam, thực phẩm lại thường được quảng cáo là an toàn.
Để khẳng định chất lượng vải thiều xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Bắc Giang đã lấy mẫu xét nghiệm các chỉ số.
Bộ Công Thương đã rà soát lại các kết quả kiểm tra, hậu kiểm đã tiến hành từ giai đoạn 2019 đến nay đối với các sản phẩm tương tự của Acecook Việt Nam. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm.
Căn cứ vào báo cáo của Công ty Acecook Việt Nam, Bộ Công Thương đã có báo cáo, gửi Thủ tướng Chính phủ vào ngày 6/9 về vụ việc mì Hảo Hảo có chất Etylen oxit.
Kiểm tra ban đầu cho thấy: Các mẫu kiểm nghiệm mì và miến Acecook đều không phát hiện Ethylene oxide với phép thử có giới hạn phát hiện là 0,003 mg/kg. Tuy nhiên, có phát hiện 2-CE, một trong những chất chuyển hóa của EO.