Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023 với kết quả kinh doanh tích cực, ROE đạt 30% cùng bảng tổng kết tài sản vững mạnh.
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp hóa chất trong năm 2023 được dự báo sẽ giảm đáng kể do giá bán sản phẩm giảm, nhu cầu suy yếu và chi phí điện năng có thể tăng lên.
Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản cảnh báo về nguy cơ nhảy nhóm nợ, nợ xấu gia tăng, nếu không được ngành ngân hàng cơ cấu nợ, giãn nợ.
Ngành ngân hàng khẳng định, không 'siết' tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và dư nợ lĩnh vực này vẫn tăng, nhưng chủ yếu tập trung phân khúc cho vay mua nhà, căn hộ để ở.
Cho tới trước phiên đảo chiều giảm mạnh ngày 1-2, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có tháng đầu tiên của năm 2023 tăng trưởng ấn tượng 10,3%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong tháng 1 của 5 năm gần nhất, thậm chí 3 năm vừa qua tháng 1 đều là giảm.
Sau nhu cầu thanh khoản cuối năm âm lịch tăng mạnh khiến lãi suất liên ngân hàng được đẩy cao, thị trường tiền tệ trong những ngày đầu năm 2023 bớt căng thẳng, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 'bơm' hơn 108 nghìn tỷ đồng qua kênh thị trường mở.
Chuyên gia từ CTCP Quản lý Quỹ Tân Việt (TVFM) nhận xét, trong dài hạn kênh đầu tư chứng khoán vẫn mang lại hiệu suất tốt nhất, cao hơn nhiều so với trái phiếu hay bất động sản.
Vốn ngoại đang là điểm sáng trên thị trường chứng chứng khoán Việt Nam, trong đó kênh ETF (quỹ hoán đổi danh mục) đang là con đường được khối ngoại ưu tiên. Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn vốn ngoại và kênh ETF sẽ tiếp tục được vốn ngoại bơm tiền trong thời gian tới.
VND vẫn còn có thể giảm giá so với USD cho năm 2022 và thậm chí sang năm 2023 với mức dự báo giảm giá khoảng 3-4%, theo VCBS.
Với vai trò thể hiện sự kỳ vọng của nền kinh tế, thị trường chứng khoán thường có những đợt điều chỉnh khi lãi suất tăng, sau đó tùy vào những yếu tố nội tại khác mà thị trường có hồi phục, đi ngang hay tiếp tục giảm.
Kết thúc phiên chiều 11/10, áp lực bán tăng ở nhiều mã; đa số các cổ phiếu trụ cột giảm mạnh, trong đó có nhiều cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản giảm sàn khiến thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục 'lao dốc'.
Mặc dù con số tuyệt đối về dư nợ margin đã giảm xuống, nhưng trong bối cảnh thị trường giảm điểm sâu và lực cầu yếu ớt, thì các đợt force sell cũng đủ sức khiến thị trường chúi xuống thêm nấc nữa.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã chính thức được ban hành, tạo hành lang rõ ràng hơn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, chất lượng hơn. Các chuyên gia cho rằng, kênh huy động này sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của doanh nghiệp khi mặt bằng lãi suất sẽ tăng và các kênh huy động vốn khác đang trong giai đoạn khó khăn; tuy nhiên, cơ hội chỉ sẽ đến với những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Việc thắt chặt quản lý của Chính phủ cho thị trường vốn gần đây, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã khiến thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh mạnh.
Khi áp dụng giao dịch T+2, đơn vị quản lý ngành chứng khoán kỳ vọng thanh khoản sẽ tốt hơn và đúng như vậy, dòng tiền đã sớm được kích hoạt trở lại trong phiên giao dịch hôm nay - ngày đầu tiên của hàng T+2 về tài khoản sẵn sàng bán.
Theo số liệu của FiinPro, nửa đầu tháng 8 đã có 2.810 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành. Ngân hàng vốn đứng đầu các tháng trước đây vẫn giữ vị trí top phát hành.