Trong hương xuân thơm nồng

Trong ký ức của tôi về những thức quà đáng nhớ vào ngày tết của những năm tháng cũ luôn hiện lên hình ảnh của chiếc hộp mứt. Thời ấy hộp mứt dù được đóng theo hình vuông, hình tròn hay hình lục lăng thì bên ngoài vỏ bìa làm bằng caton không thể thiếu hình hoa đào vẽ cách điệu. Bây giờ ngắm nhìn lại hình cành đào trên hộp mứt ngày ấy khá đơn giản, thậm chí không đẹp nếu nhìn nhận ở góc độ mỹ thuật. Nhưng trong ký ức của tôi màu sắc của hộp mứt với nền giấy hồng và hoa đào đỏ để lại thật nhiều cảm xúc.

Mỹ thuật xứ Thanh với 'sân chơi' triển lãm mỹ thuật khu vực

Thời gian qua, mỹ thuật xứ Thanh gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học - nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa. Đặc biệt, các hoạt động sáng tác sôi nổi của đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ đã ghi dấu ấn sâu đậm không chỉ trong tỉnh mà ở các 'sân chơi' mỹ thuật khu vực, toàn quốc, được công chúng yêu nghệ thuật và giới chuyên môn đánh giá cao.

Quán café ngày ấy

Trong trí nhớ của tôi, quán Café Bãi Rác đã án ngữ ở đó rất lâu rồi, một khu đất rộng có hồ nước mà người dân thường tự ý mang rác sinh hoạt ra đổ. Từ trước và sau khi lòng hồ được cải tạo, người ta vẫn quen gọi là khu bãi rác. Một chiều nọ ghé qua nhưng Café Bãi Rác đã không còn. Lòng hụt hẫng, nao nao nhớ...

Hoa xoan tím ngát tuổi thơ

Sáng nay, lũ trẻ đến trường làng trên con đường bê tông mới đổ trước tết trong làn gió lành lạnh thoang thoảng hương xoan. Hai bên đường, những bông hoa xuyến chi bung nở đẹp mê đắm những tâm hồn non tơ… Phía cuối làng, hàng xoan cổ đã bung nở những chùm hoa thật đẹp tím ngát xen kẽ trong lộc nõn vừa nhú… Nhìn lũ trẻ giơ tay hứng 'trận mưa hoa' xen lẫn hơi sương trong làn gió phất phơ thật quyến rũ… làm tôi chạnh nhớ những mùa xoan của tuổi thơ xứ Mường…

Thơ xuân và những âu lo trước thời gian

Trong sự quy ước, thời gian mang khuôn mặt con người, và ý niệm về mùa xuân ẩn chứa câu chuyện của đời người. Nói cách khác, xuân (và các tưởng tượng khác về thời gian) là sự gửi gắm quan niệm của con người trong việc trưng dụng và quy ước thời gian.

Năm Mão kể chuyện miêu thần

Trong lục súc (sáu con vật nuôi trong nhà: ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn) không có tên con mèo. Tuy nhiên, không phải vậy mà trong thực tế con mèo không có vị thế quan trọng trong đời sống của những cư dân trồng trọt. Ngược lại, nhờ tài bắt chuột bảo vệ lương thực, mùa màng mà mèo đã được con người thuần hóa từ 1.500 năm TCN. Bài tập đọc của học trò lớp đồng ấu xưa có câu Miêu bộ thử, cẩu khán gia, ngưu canh điền, mã vãn xa, hùng kê năng minh minh…, nghĩa là: mèo bắt chuột, trâu cày ruộng, ngựa kéo xe, gà trống gáy báo sáng... Theo đây, nhiệm vụ bắt chuột của mèo được đặt ngang hàng với công việc của những con vật có tên trong lục súc. Thậm chí dân gian cho rằng, diệt chuột là một sứ mệnh đặc biệt mà nhà Trời đã giao cho mèo.

Con mèo trong lời ăn tiếng nói dân gian

Người Trung Quốc lấy Mão là năm con Thỏ, trong khi với người Việt Nam, Mão lại là năm con Mèo. Có nhiều cách giải thích về sự khác biệt này. Ví như nhà sử học người Pháp Philippe Papin cho rằng, do Mão (thỏ) trong tiếng Hán gần âm với mèo trong tiếng Việt, nên con thỏ mới biến thành con mèo. Ý kiến khác lại cho rằng, với những cư dân trồng trọt thì mèo có tài bắt chuột mới là con vật có vị trí quan trọng. Đây chính là lý do người Việt thay thỏ bằng mèo.

Đừng làm tổn thương nghề cao quý

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: 'Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo'. Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo: 'Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'. Trong Nhân dân luôn lưu truyền câu ca: 'Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy'. Điều đó nhắc nhở mỗi học sinh, phụ huynh và từng giáo viên luôn phải chuẩn mực trong ứng xử, để nghề dạy học ngày càng trở nên cao quý hơn.