Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1-3-2016; phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1-9-2021. Trong đó, tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ-Cà Mau thuộc hệ thống đường cao tốc phía Nam và là một trong 2 tuyến trục dọc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là tuyến kết nối 2 cao tốc trục ngang Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu…
Bộ GTVT cho biết, dự án đường bộ cao tốc Kiên Giang-Bạc Liêu đang được Bộ yêu cầu nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả năng huy động vốn của hai địa phương này để có thể sớm đầu tư.
Đối với tuyến cao tốc Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu khi được đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, hành khách, giảm thời gian vận chuyển, đảm bảo an toàn giao thông.
Về quy hoạch đường bộ cao tốc, Bộ GTVT đã hoạch định đến năm 2050 toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1.180 km/9.014 km cao tốc của cả nước, trong đó đến năm 2030 có khoảng 760 km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420 km.Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận dài hơn 50 km vừa thông xe cuối tháng 4 vừa qua là tuyến cao tốc thứ 2 của khu vực ĐBSCL – Ảnh: Báo Giao thôngThứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm phát biểu tại Hội thảo.Giai đoạn 2021-2025: Cơ bản hoàn thành thêm khoảng 460 km đường bộ cao tốc, nâng tổng số lên khoảng 550 km cao tốc trong vùng. Cụ thể, hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 (30 km, tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng); triển khai và cơ bản hoàn thành tuyến Cần Thơ-Cà Mau với chiều dài 109 km, tổng mức đầu tư trên 27.000 tỷ đồng. Các tuyến cao tốc này thuộc trục cao tốc Bắc-Nam phía đông.
Các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi được đầu tư và hoàn thành sẽ góp phần kết nối hoàn chỉnh hạ tầng giao thông khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi được đầu tư và hoàn thành sẽ góp phần kết nối hoàn chỉnh hạ tầng giao thông khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.