Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2008 - 2022 kinh tế Trà Vinh có bước phát triển mạnh và đạt mức tăng trưởng khá qua thực hiện các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn... Đây là tiền để để 'tam nông' Trà Vinh 'bứt phá'.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng đi vào chiều sâu với sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp, qua đó nâng cao giá trị canh tác, tạo điểm tựa gia tăng giá trị nông sản, làm giàu cho nông dân.
Vu lan Thắng hội hay còn gọi lễ vía ông Bổn của cộng đồng người Hoa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 100 năm và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vu lan Thắng hội giờ trở thành lễ hội chung của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại địa phương.
Theo đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT: diện tích sản xuất ở vụ lúa thu - đông năm 2024 theo Đề án, tỉnh tiếp tục thực hiện theo đăng ký với Bộ NN-PTNT; với diện tích 50ha/HTX và tiếp tục nhân rộng mô hình cho các vụ lúa tiếp theo.
Tối qua 27-8, Lễ Vu lan Thắng hội Cầu Kè được tổ chức khai mạc. Dịp này, UBND H.Cầu Kè đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Lễ Vu lan Thắng hội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với sự kiện Festival 100 năm dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, từ hôm nay (25/8) diễn ra Hội chợ thương mại. Hội chợ diễn ra từ ngày 25 - 31/8 tại Sân vận động huyện Cầu Kè.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cầu Kè có 18 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Thời gian qua hoạt động các HTX trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực, đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trình độ quản lý của Hội đồng quản trị HTX từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường...
Vu lan Thắng hội - là lễ hội truyền thống với sự giao thoa các yếu tố văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở huyện Cầu Kè. Hiện nay, các cung thờ ông Bổn gồm Minh Đức Cung (chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (chùa Giữa, xã Hòa Ân) thờ ông Nhì; Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (chùa Cây Sanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư). Công trình kiến trúc và các hoạt động lễ hội là sự dung hợp các giá trị văn hóa độc đáo của 03 dân tộc Hoa, Kinh và Khmer ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh các đề tài/dự án của Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh chuyển giao cho người trồng dừa sáp, các hộ trồng dừa sáp ở Cầu Kè nói riêng và trong tỉnh nói chung, còn tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phát triển trồng cây dừa sáp và trang thiết bị đầu tư chế biến các sản phẩm từ trái dừa sáp...
Qua 13 năm triển khai thực hiện XDNTM (2011 - 2024), huyện Cầu Kè đã có sự đổi thay rất lớn (năm 2019 đạt huyện NTM, năm 2023 đạt huyện NTM nâng cao), đã góp phần đưa đời sống người dân không ngừng nâng cao; hạ tầng cơ sở được tập trung đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh được triển khai từ vụ lúa đông - xuân năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện Cầu Kè theo theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP. Đây là mô hình điểm của tỉnh về phát triển kinh tế ở các xã NTM trên địa bàn huyện Cầu Kè.
Những quả dừa sáp được rao bán với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao lại rẻ như vậy?
Ngày 11/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 06 tháng cuối năm 2024.
Trong 05 năm qua, thông qua các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội… Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện đã vận động trên 26 tỷ đồng để góp phần giúp đỡ cho các hộ khó khăn trong cuộc sống.
Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: 'Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác dân vận trong vùng đồng bào Khmer, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh.
Hàng năm, thông qua các hoạt động trước, trong và sau lễ Vu lan Thắng hội - là lễ hội truyền thống về tín ngưỡng thờ Ông Bổn của người Hoa ở thị trấn Cầu Kè, xã Hòa Ân, Tam Ngãi (huyện Cầu Kè). Vai trò của cộng đồng người Hoa ở huyện Cầu Kè nói riêng và Nam Bộ nói chung cùng với Ban Quản trị chùa Ông Bổn đều tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội về chăm lo, hỗ trợ cho cộng đồng như tặng quà, khám chữa bệnh…
Thông qua nguồn vốn hỗ trợ sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt...) cho hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo ở các xã nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Cầu Kè, đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế hộ và ổn định đời sống của người dân trên địa bàn. Nhìn chung, qua các chu kỳ đầu tư, các hộ đã tích lũy được nguồn vốn và mở rộng thêm quy mô sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại cho gia đình và thực hiện thắng lợi xây dựng huyện NTM nâng cao...
Qua các hoạt động nhằm tôn vinh hình ảnh, phẩm chất cao quý mà bình vị, xứng danh hình ảnh 'Bộ đội Cụ Hồ' trong thời kỳ mới, khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.
Ngày 13/4, tại huyện Cầu Kè, đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương do đồng chí Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cầu Kè và Tiểu Cần về tình hình xây dựng huyện NTM nâng cao.
Phó Chủ tịch Nguyễn Quỳnh Thiện chúc các đồng chí cán bộ hưu trí; Hòa thượng, Thượng tọa, Ban Quản trị chùa, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, huyện Cầu Kè cùng đồng bào Phật tử đón Chôl Chnam Thmây năm 2024 đầm ấm, vui tươi.
Năm 2023, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh với quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhờ đó, tất cả các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra đều đạt và vượt.
Sự ra đời của các HTX với những đóng góp tích cực trong quá trình đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật đang giúp huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định thúc đẩy nông nghiệp xanh, sạch, làm giàu cho nông dân.
Ngày 22/01/2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo đó, toàn tỉnh còn 3.416 hộ nghèo, chiếm 1,19% so với tổng số hộ dân (hộ nghèo dân tộc Khmer 1.827 hộ, chiếm 2,03% so với tổng số hộ Khmer); 6.773 hộ cận nghèo, chiếm 2,35% so với tổng số hộ dân (hộ cận nghèo dân tộc Khmer 2.926 hộ, chiếm 3,25% so với tổng số hộ Khmer).
Ghi nhận dễ thấy nhất là trong những ngày tháng 3/2024, khi đến xã Hòa Ân: nông thôn đổi mới, nhiều công trình giao thông vừa đưa vào sử dụng, các tuyến đường hoa sặc sở sắc màu; đời sống của đồng bào Khmer không ngừng nâng lên... Đảng bộ và Nhân dân xã Hòa Ân đang khẩn trương chuẩn bị đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao...
Ngày 01/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cầu Kè cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 12 đối tượng về hành vi can tội gây rối trật tự công cộng, xảy ra vào ngày 03/02/2024 tại ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè.
Sáng ngày 25/02, đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị lễ giao, nhận quân và thăm, động viên gia đình các thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ năm 2024. Cùng đi với đoàn có Đại tá Trương Thanh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng NVQS tỉnh.
Hiện nay, tình hình nước mặn xâm nhập sâu vào tuyến Sông Hậu cùng với nguồn nước ngọt đang cạn kiệt, gặp khó trên các tuyến kênh trục do đóng các cống ngăn mặn... Việc chủ động 'trữ ngọt, ngăn mặn' tại từng vùng, từng cánh đồng được nông dân tích cực triển khai và bám sát vào các thông báo về dự báo diễn biến mặn từ ngành nông nghiệp...
Năm 2023, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng quân sự tỉnh triển khai, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng. Xác định nội dung, mục tiêu thi đua phù hợp, công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến được thực hiện thường xuyên, tạo sức lan tỏa, góp phần cho lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh đã vận động các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ trao tặng 1.200 phần quà cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 01 tỷ đồng.
Đây là tỉnh trồng nhiều dừa nhất cả nước với tổng diện tích đạt hơn 78.000ha. Hơn 70% người dân tại đây có kinh tế liên quan đến cây dừa.
Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm trên 65% dân số). Năm 2023, xã vừa tập trung xây dựng xã NTM nâng cao vừa phát triển kinh tế cho đồng bào Khmer trên địa bàn…
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2368/QĐ-UBND, ngày 13/12/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, năm 2023, lĩnh vực trồng trọt, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi 2.257ha đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho kinh tế cao.
Hàng năm, để chuẩn bị cho trái cây bán vào dịp Tết, nhà vườn thường phải xử lý bông và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngay từ tháng 4 (âm lịch) đối với quýt đường, tháng 5 đối với bưởi và cuối tháng 9, tháng 10 đối với xoài là thời điểm nhà vườn xử lý để kích thích ra bông... Tuy nhiên, mùa vụ trái cây Tết năm nay, nhìn chung nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong xử lý ra bông đậu trái và khả năng sản lượng trái cây cung cấp cho thị trường Tết sẽ giảm mạnh.
Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Mâu thuẫn trong cuộc nhậu về tranh cãi chế độ của công ty, Trần Văn Nhân đã gây án mạng nghiêm trọng ở Long An làm một người chết, một người bị thương.
Cãi nhau trong cuộc nhậu về chuyện 'công ty mình chế độ tốt hơn', Nhân dùng dao tấn công hai công nhân khiến người chết, người thương tật 23%.
Chiều ngày 07/12, Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy đối với bị cáo Nguyễn Thanh Vỹ, sinh năm 2003, ngụ ấp An Hòa, xã An Phú Tân; Nguyễn Trường Ca, sinh năm 2003, ngụ ấp Giồng Dầu, xã Hòa Ân; Võ Minh Luân, sinh năm 2006, ngụ ấp Giồng Lớn, xã Hòa Ân; Tô Hoàng Phúc, sinh năm 2005, ngụ ấp Trà Mẹt, xã Thông Hòa, cùng huyện Cầu Kè.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tích cực vận động các hộ chăn nuôi tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn nuôi để hạn chế rủi ro do dịch này tái phát.
Nhằm hỗ trợ nông dân trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm… Trong 10 tháng năm 2023, ngành nông nghiệp huyện Cầu Kè đã đầu tư 24 mô hình/dự án liên kết sản xuất lúa thương phẩm kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh; chăn nuôi bò thịt; chăn nuôi gà.
Bên cạnh những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đồng bào Khmer còn có thế mạnh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi… Đến xem triển lãm các sản phẩm văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ gắn với lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2023, chúng tôi ghi nhận có nhiều sản vật khá độc đáo.
Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè có trên 75% đồng bào dân tộc Khmer, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2023, Hòa Ân tập trung xây dựng và phấn đấu hoàn thành xã NTM nâng cao; trong công tác giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, xã tập trung triển khai các lớp đào tạo nghề ngắn hạn gắn với các nguồn hỗ trợ vốn trong sản xuất.