Duy tuệ thị nghiệp

Nhờ chư Phật hộ niệm và các Bồ-tát, Thánh tăng, Hộ pháp hộ trì, Học viện chúng ta đã vượt qua những khó khăn và tồn tại, phát triển đến năm nay là khóa an cư tập trung lần thứ chín.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm (1925 – 1992)

Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.

Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914 – 1991)

Hòa thượng Thích Bửu Huệ thế danh là Nguyễn Văn Ba, pháp danh Tâm Ba tự Nhựt Quang, pháp hiệu Bửu Huệ thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt), đời thứ 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm), sinh năm Giáp Dần (1914) tại xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Tiền Giang. Thân phụ là cụ Đặng Văn Cử, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thu. Ngài theo họ mẹ và là con thứ trong gia đình có hai anh em.

Hòa thượng Thích Bình Minh (1924 – 1988)

Hòa thượng Thích Bình Minh, pháp danh Quảng Tuấn, thế danh Nguyễn Bình Minh, sinh ngày 20 tháng 10 năm Giáp Tý (10-11-1924) tại xã Hương Cát, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Văn Chữ và thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Ninh. Ngài là con út trong gia đình có bốn trai hai gái, nên được học hành chu đáo cả Nho lẫn Tây học.

Hòa thượng Thích Hải Tràng (1884 – 1972)

Hòa thượng Thích Hải Tràng thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín

Định Pháp hoa

Tu theo kinh Pháp hoa có Tích môn Pháp hoa là kinh và Bổn môn Pháp hoa là định hay tam muội. Quan trọng nhất là có định và có huệ. Có định, huệ mới sanh thì biết rõ sự vật và ứng xử đúng đắn. Vì vậy, trí tuệ sanh sẽ thấy tất cả mọi việc, còn đọc và hiểu văn kinh rất giới hạn.