Với lợi thế đất rộng, còn nhiều dư địa để phát huy thế mạnh du lịch (DL) và nông nghiệp, Tri Tôn (An Giang) đặt nhiều mục tiêu phát triển trong năm 2021, tạo đà cho cả giai đoạn 2021-2025.
Để du lịch (DL) ở một địa phương phát triển, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng những điều kiện cần và đủ thì một nhân tố rất quan trọng để giữ chân du khách chính là ẩm thực. DL kết hợp với những trải nghiệm văn hóa ẩm thực không chỉ mang đến cảm giác thú vị cho du khách, mà còn tạo cơ hội để địa phương phát triển kinh tế thông qua giới thiệu ẩm thực đến du khách.
Chăn nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi trùn quế giúp nông dân tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giúp gà phát triển nhanh, hạn chế ô nhiễm môi trường... Qua đó giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng… Mô hình này được gia đình bà Neáng Sóc Mean (ngụ ấp Phước An, xã Ô Lâm, Tri Tôn, An Giang) triển khai thực hiện.
Chỉ cần đánh một tour quanh 'tứ giác du lịch An Giang' (Long Xuyên -Châu Đốc - Tri Tôn - Thoại Sơn), du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, với những nét đặc trưng của ĐBSCL thu nhỏ: có sông, có núi, có rừng, có chợ nổi, làng bè, cù lao, có văn hóa Kinh, Chăm, Hoa, Khmer …
Năm 2019, Tri Tôn thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KTXH). Đây là cơ sở để huyện miền núi này bứt tốc về đích năm 2020, năm cuối của kỳ Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016-2020).
Là một trong những điểm du lịch với nhiều góc check-in nổi tiếng, An Giang còn thu hút du khách bởi danh sách các món ăn đặc sản hấp dẫn.
Những năm gần đây, các hồ thủy lợi thuộc hai huyện vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) trở thành nguồn cung cấp nước quanh năm cho người dân. Bà con không còn lo thiếu nước tưới cho cây trồng, hoa màu hay nước sinh hoạt như trước đây. Ðây là hiệu quả của chương trình đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH) nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương.