Chàng trai Nguyễn Thanh Tuấn (sinh năm 1986) quyết định sắp xếp công việc, thực hiện chuyến đi 10 ngày dọc TP.HCM - Đà Nẵng. Điều đặc biệt, anh và bạn đồng hành không nghỉ chân tại bất cứ khách sạn/nhà nghỉ nào mà cắm trại xuyên suốt chuyến đi.
Nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế.
Dù được gọi là một tảng đá nhưng với kích thước bằng cả quả núi, đá Voi Mẹ tại Đắk Lắk là một điểm đến nổi tiếng với khách du lịch.
Tây Nguyên nhiều tiềm năng du lịch nhưng lại khó thu hút khách bởi sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp trong khi bản sắc văn hóa bị mai một, nhiều điểm đến từng nổi tiếng nhưng chết nhanh.
Thay vì chọn khách sạn là nơi lưu trú khi đặt chân đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) trong chuyến đi mùa hè, du khách có thể tìm kiếm các homestay giá phải chăng, thiết kế ấn tượng.
Đi biển quá nhiều rồi sao không thử lên núi? Đắk Lắk đang có nhiều địa điểm vừa chơi vui tung nóc vừa khám phá văn hóa siêu đỉnh luôn kìa.
Mùa mưa Ban Mê không mưa dầm dề như miền Trung hay bất chợt như Sài thành, mà mưa ở mảnh đất bazan này là sự trộn lẫn giữa một chút thất thường, không hẹn trước và cũng có khi dai dẳng.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết, ngành Du lịch tỉnh cùng cộng đồng doanh nghiệp đang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, có chiều sâu để kích cầu du lịch, mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk thành 'Điểm đến an toàn, thân thiện, giàu bản sắc'.
Ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk và cộng đồng doanh nghiệp đang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc sắc để kích cầu du lịch nhằm xây dựng Đắk Lắk thành 'Điểm đến an toàn, thân thiện, giàu bản sắc.'
Cuộc đời ai cũng có ước mơ và lý tưởng. Vấn đề là ở mỗi chúng ta, ai có đủ bản lĩnh 'cháy' hết mình để vừa tìm hạnh phúc cho bản thân, vừa đem lại những giá trị hữu ích với cộng đồng.
Con đường bích họa buôn Tây Nguyên phác họa chân thực đời sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, cũng như phong cảnh hùng vĩ của đại ngàn.
Nếu Đắk Lắk từng nổi tiếng với thác Dray Nur, Bảo tàng thế giới cà phê, hồ Lăk,… thì giờ đây nơi này tiếp tục ghi danh thêm một điểm đến mang tên hồ Buôn Kuốp.
Mới đây, trên trang thông tin mạng xã hội có chia sẻ dòng trạng thái của một chủ Facebook nêu quan điểm cá nhân khi đi du lịch ở Đắk Lắk và chứng kiến cảnh tượng những chú voi phải còng lưng chở khách du lịch, thậm chí những chú voi này bị chủ voi dùng roi bịt sắt đánh chảy máu.
Hình ảnh voi ở khu du lịch tại Đắk Lắk có các vết rỉ máu, nghi bị bạo hành do một nữ du khách chia sẻ đang được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm.
Theo giải trình của chủ voi ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), đầu voi bị chảy máu là do cây đâm trong quá trình di chuyển từ rừng về khu du lịch.
Hồ nước tự nhiên tại Việt Nam luôn đem đến những vẻ đẹp thơ mộng, đẹp đẽ hay sự mát mẻ của làn nước trong hồ, làm bạn tận hưởng được những phút giây thư giãn, và tận hưởng.
Chiều 9-2, ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi (TTBTV) Đắk Lắk cho biết, đã cử cán bộ đến huyện Lắk và huyện Buôn Đôn để nắm tình hình về voi bị hành hạ, đánh khi chở khách du lịch.
Đắk Lắk đã ký hợp tác với Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia Foundation) về việc sẽ chấm dứt loại hình du lịch cưỡi voi, cũng như các hoạt động làm ảnh hưởng đến phúc lợi của voi nhà trong các hoạt động du lịch, và lễ hội. Tuy nhiên, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 vừa qua, nhiều con voi bị thương vẫn oằn lưng chở khách.
Chào đón xuân Nhâm Dần 2022, nhiều bức tường loang lổ, hoen ố trong các hẻm nhỏ, đường lớn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được khoác áo mới. Từ những tuyến đường là điểm đen về rác thải, tệ nạn xã hội, nay trở thành điểm nhấn về du lịch và văn hóa Tây Nguyên qua sự phác họa của các họa sĩ.
Những ngày cuối năm 2021, buôn Tơng Jú (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) trở nên nhộn nhịp hơn bởi có nhiều người đến 'check - in' Con đường bích họa buôn Tây Nguyên dưới nét cọ tài hoa của các họa sĩ trẻ, dẫu vẫn chưa hoàn thành. Những bức bích họa này thuộc 'Tiểu dự án bích họa buôn Tây Nguyên' nằm trong đề tài khoa học 'Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk' do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn Tây Nguyên thực hiện. Chủ nhiệm đề tài, triển khai thực hiện là nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê Kdăm.Con đường bích họa buôn Tây Nguyên dài 770 m, thực hiện theo hình thức xã hội hóa và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một, các nhóm họa sĩ vẽ các bức bích họa trên đoạn tường dài 200 m, phấn đấu hoàn thành trước Tết Dương lịch 2022. Giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong thời gian sớm nhất (tùy điều kiện thực tế).Đây là một trong những điểm nhấn để phát triển buôn Tơng Jú thành một điểm du lịch cộng đồng trong tương lai và là mô hình đường bích họa trong buôn đồng bào dân tộc đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk.