Từ năm 2018, sau 'chuyến tàu vét' 174, việc xét công nhận Giáo sư, Phó giáo sư năm nào cũng có ý kiến tranh luận liên quan đến hồ sơ khoa học của các ứng viên. Đã có ý kiến cho rằng việc xét công nhận này nên giao cho các trường đại học và Giáo sư hay Phó giáo sư sẽ không còn là danh vị cả đời.
Việc xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư những năm gần đây luôn vướng phải những lùm xùm liên quan đến bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế. Vậy có cách nào để phân định một cách rạch ròi tạp chí chất lượng, tạp chí kém chất lượng hay tạp chí phi pháp hay không?
Kết quả xét công nhận giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2020 đã được công bố. Tuy nhiên, những vấn đề hậu trường trong quá trình xét công nhận không phải lúc nào cũng được nhìn nhận thấu đáo.
Danh sách 339 ứng viên giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được xét công nhận trong năm 2020 vừa được công bố chiều 6/12. Những thông tin phản biện từ xã hội, cộng đồng các nhà khoa học… đã góp phần giúp các hội đồng GS các cấp lựa chọn được những người đủ điều kiện và xứng đáng từ danh sách hơn 500 hồ sơ ứng viên.
Đến thời điểm hiện tại Hội đồng giáo sư Nhà nước vẫn chưa họp để xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2020 do phải rà soát kỹ danh sách các ứng viên.
Ông Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) vừa cho hay: Hội đồng GSNN đã yêu cầu Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược rà soát lại hồ sơ các ứng viên. Hiện nay, Hội đồng GS hai ngành đang rà soát lại và sẽ có báo cáo giải trình về vấn đề này.
Dù Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược phải xem xét lại hồ sơ của các ứng viên, thời gian xét công nhận chức danh GS, PGS năm nay có thể vẫn diễn ra trước 20/11 như mọi năm.
Về việc 30/40 ứng viên GS, PGS ngành Y bị tố cáo, trong đó chủ yếu liên quan tới công bố khoa học, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cho hay sẽ có những bài viết để giải trình vấn đề này.
Thêm 21 ứng viên GS, PGS ngành Y vừa bị tố và nghi ngờ không đạt tiêu chuẩn. Tính tổng cộng có 36/50 ứng viên của ngành Y, Dược (hơn 70%) bị tố cáo dù đã được Hội đồng GS ngành thông qua.
Sau khi có báo cáo thẩm định 16 trường hợp ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y, ngành Dược nghi ngờ bài báo khoa học, GS. Nguyễn Ngọc Châu tiếp tục nhận được 21 trường hợp nghi ngờ nữa từ ngành Y.