Hạ viện Libya và Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya cơ bản đã thống nhất các nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm một thống đốc và ban giám đốc mới cho Ngân hàng Trung ương Libya.
Phái bộ hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) vừa tổ chức các cuộc đàm phán tại Tripoli để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan Ngân hàng Trung ương Libya (CBL). Vụ việc rắc rối nảy sinh do quyết định sa thải Thống đốc CBL được đánh giá là khá bất ngờ, đã lan sang ảnh hưởng tiêu cực hoạt động khai thác tại hàng loạt mỏ dầu ở quốc gia Bắc Phi.
Các kỹ sư mỏ yêu cầu giấu tên của Libya cho hay việc khôi phục sản xuất dưới mức công suất tối đa của các mỏ này chỉ nhằm mục đích cung cấp điện và nhiên liệu cho các nhà máy trong nước.
Hàng loạt mỏ dầu ở Libya bị phong tỏa khi chính quyền ở miền Đông yêu cầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya đóng tại thủ đô Tripoli rút lại quyết định thay thế Thống đốc Ngân hàng trung ương Libya.
Ngày 30/8, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) cho biết, tổng sản lượng dầu thô của nước này giảm khoảng 63%, khi cuộc xung đột giữa các phe phái đối địch ở miền Đông và miền Tây vẫn diễn biến phức tạp.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) ngày 30/8 cho biết, việc đóng cửa các mỏ dầu gần đây đã khiến tổng sản lượng dầu thô của quốc gia Bắc Phi này giảm khoảng 63%, giữa lúc cuộc xung đột giữa các phe phái đối địch ở miền Đông và miền Tây Libya vẫn diễn biến phức tạp.
Hàng loạt mỏ dầu ở Libya đã bị đóng cửa vào ngày 28/8 khi hoạt động sản xuất tại mỏ Sarir gần như ngưng trệ hoàn toàn.
Việc chính quyền ở miền Đông Libya đóng cửa hàng loạt mỏ dầu, nguồn thu chính của quốc gia Bắc Phi, là động thái trả đũa việc Hội đồng Tổng thống Libya sa thải Thống đốc CBL Sadiq Al-Kabir.
Bộ trưởng Nội vụ Libya cho biết, các nhóm vũ trang và các tổ chức an ninh đã đạt được một thỏa thuận nhằm xoa dịu những căng thẳng nghiêm trọng tại thủ đô Tripoli trong vài tuần qua.
Bộ trưởng Nội vụ Libya Imad Trabelsi nêu rõ tất cả các nhóm vũ trang, tổ chức an ninh đều bày tỏ sẵn sàng thực hiện thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng nghiêm trọng ở thủ đô Tripoli vài tuần qua.
Một hội nghị hòa giải dân tộc giữa các phe phái tại Libya dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 10, với sự tham dự của thành viên Hội đồng Tổng thống Libya Musa al-Koni.
Ba nhà lãnh đạo chủ chốt của Libya ngày 10/3 đã nhất trí về 'sự cần thiết' của việc thành lập một Chính phủ thống nhất mới, để giám sát bầu cử Tổng thống và Quốc hội vốn bị trì hoãn lâu nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 1/2, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohamed Al-Menfi, đang ở thăm Cairo, đã thảo luận về các nỗ lực ổn định và phát triển cho Libya.
Ít nhất đã có 11.300 người thiệt mạng và hơn 10.100 người mất tích, chỉ riêng tại thành phố Derna, cho đến ngày 16/9. Cùng đó, hơn 40.000 người trên khắp vùng Đông Bắc đất nước ấy đã phải sơ tán khẩn cấp khỏi thảm họa lũ lụt gây ra bởi lượng mưa cực lớn mà cơn bão Daniel mang đến, khiến hai con đập bị vỡ vào ngày 10/9.
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily ngày 17/9 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực nhanh chóng, phối hợp và thống nhất để khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt xảy ra tại miền Đông Libya tuần trước.
Ảnh vệ tinh được chụp từ khoảng cách 400 dặm (644 km) trên bề mặt trái đất cho thấy lũ quét để lại một lớp bùn đất bẩn màu nâu khắp thành phố miền Đông Libya.
Chính phủ Libya đã huy động một máy bay vận chuyển 14 tấn vật tư y tế và đưa hàng chục chuyên gia y tế tới thành phố Benghazi để hỗ trợ công tắc khắc phục hậu quả sau lũ.
Bộ Y tế Libya ngày 12/9 thông báo ít nhất 2.300 người đã thiệt mạng, 7.000 người bị thương và trên 5.000 người mất tích tại thành phố Derna sau khi xảy ra lũ quét nghiêm trọng tại miền Đông nước này hôm 10/9.
Hội đồng Tổng thống Libya đã tuyên bố thành lập một 'ủy ban tài chính cấp cao' chịu trách nhiệm 'xác định các khoản chi tiêu' và phân bổ nguồn thu từ dầu mỏ.
Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ Cairo mong muốn Ủy ban Chung 6+6, một ủy ban chung do Quốc hội Libya và Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya thành lập để soạn thảo luận bầu cử.
Ngoại trưởng Hy Lạp đã khiến chính quyền Libya tức giận khi đột ngột rời đi dù máy bay của ông đã hạ cánh xuống thủ đô Tripoli.
Hôm qua (27/8), các vụ đụng độ bạo lực đã bùng phát giữa các lực lượng dân quân đối địch nhằm tranh giành ảnh hưởng ở thủ đô Tripoli của Libya, khiến hàng trăm người thương vong.
Các mục tiêu trong kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya bao gồm duy trì đoàn kết dân tộc, loại bỏ nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chấm dứt tình trạng chia rẽ...
Thủ tướng Dbeibah nêu rõ: 'Chúng tôi bác bỏ bất kỳ quyết định đơn phương nào do Quốc hội đưa ra. HCS cũng có vai trò trong quá trình ra quyết định.'
Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohammed Menfi kêu gọi 'các bên liên quan' tạo điều kiện thuận lợi để đạt được sự đồng thuận hướng đến các cuộc bầu cử tự do, công bằng và có thể chấp nhận được.
Theo cố vấn của Tổng thư ký LHQ về Libya, các chính trị gia Libya đã đề xuất cách tiếp cận theo trình tự đối với quy trình bầu cử, trong đó quy định cuộc bầu cử quốc hội phải được tổ chức trước.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya, bà Stephanie Williams ngày 4/1 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ tiến trình bầu cử ở quốc gia Bắc Phi này nhằm hiện thực hóa ước vọng của 2,8 triệu cử tri Libya đã đăng ký đi bỏ phiếu.
Ngày 27/10, Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohammed Menfi và người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) Jan Kubis đã thảo luận về những diễn biến mới nhất tại nước này cũng như các bước nhằm rút các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê khỏi lãnh thổ Libya.
Hội đồng Tổng thống Libya đang thúc giục các bên liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, hiến pháp để tổ chức bầu cử vào tháng 12 tới.
Tiến trình hòa giải dân tộc toàn diện tại Libya đã chính thức được khởi động hồi đầu tuần này, như một phần trong nỗ lực đem lại hy vọng cho quốc gia Bắc Phi sau gần 10 năm chìm trong nội chiến. Các nhà chức trách tin rằng, bước đi này sẽ giúp thúc đẩy lộ trình tìm kiếm hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc bầu cử quốc gia đang rất được mong đợi, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Hôm qua (6/9), Hội đồng Tổng thống Libya chính thức tuyên bố khởi động tiến trình hòa giải dân tộc toàn diện và kêu gọi các bên vượt qua những khác biệt và chia rẽ.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 15/8, Ủy ban quân sự chung 5+5 Libya (JMC) đã yêu cầu Hội đồng Tổng thống Libya và Chính phủ thống nhất quốc gia (GNU) đóng băng tất cả các thỏa thuận quân sự và biên bản ghi nhớ (MoU) với tất cả các quốc gia.
Ngày 11/8, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya kiêm người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) Jan Kubis nhấn mạnh rằng tình trạng bế tắc kéo dài, do các bên thiếu tin tưởng và cáo buộc lẫn nhau, có nguy cơ phá hoại bản chất thực sự của lộ trình chính trị Libya, với cuộc tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức vào ngày 24/12 theo kế hoạch.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Libya có thể nâng sản lượng dầu thô lên 1,6 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2022 nếu ngành dầu khí của nước này nhận được nguồn tài chính cần thiết.
Ngày 1/6, Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này sẽ đăng cai tổ chức vòng hòa đàm Libya mới vào ngày 23/6 tới tại Berlin (Hội nghị Berlin 2).