Mặc dù, không có thiệt hại về người nhưng Hà Nam cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 (Yagi) gây ra. Nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu bị thiệt hại, tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và thị xã Duy Tiên. Vì vậy, ngay sau khi bão tan, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị thủy nông, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và bà con nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, bó dựng lúa bị đổ, sớm phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiệt hại do bão số 3 gây ra và sớm khôi phục sản xuất.
Sau hơn 1 năm thí điểm, dự án nông nghiệp cao kết hợp du lịch trải nghiệm của HTX nông nghiệp và dịch vụ Thanh Hà, trên địa bàn xã Đồng Du (Bình Lục, Hà Nam) đang cho thấy những kết quả tích cực, mở ra hướng làm giàu bền vững cho các thành viên.
Đứng trước sự phát triển, cạnh tranh khốc liệt của thị trường, một số HTX vận tải, nhất là HTX làm dịch vụ taxi truyền thống đã nhanh chóng nhận thấy ưu điểm vượt trội của taxi điện, xác định đây sẽ là bước ngoặt để HTX bứt phá, bắt kịp xu thế của thời đại.
Liên kết trong sản xuất kinh doanh để tạo thành các chuỗi giá trị bền vững là hướng đi đúng đắn của không ít phụ nữ Thủ đô. Đây cũng là con đường khởi nghiệp thành công của phụ nữ và khẳng định được giá trị của mô hình kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của các xã trên địa bàn Bình Lục có những chuyển dịch đáng kể. Nhiều mô hình chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất giúp nâng cao giá trị trên đồng ruộng. Tại xã Đồng Du, một số hộ dân đã và đang mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, qua đó khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Do ảnh hưởng của đợt thời tiết cực đoan, dị thường vào dịp 30/4 và 1/5, gần 8.000ha lúa sắp thu hoạch của nông dân Thừa Thiên - Huế đã bị gây đổ, gây thiệt hại nặng cho vụ mùa của địa phương này.
Hà Nội là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tốc độ phát triển hợp tác xã (HTX) nhanh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc giải quyết việc làm cho người lao động, HTX còn giữ vai trò bao tiêu và tiếp thị sản phẩm, cung ứng vật tư nông nghiệp... giúp nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, để HTX phát triển như kỳ vọng, trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội cần có những giải pháp chiến lược phù hợp.
Với những cách làm bài bản, sự đồng lòng của người dân cho nên những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Thường Tín (Hà Nội) đang phát huy hiệu quả với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị canh tác và hiệu quả kinh tế cao.
Đầu tư phát triển sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật mới, phát triển các sản phẩm mới và hình thành các chuỗi liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hợp tác xã (HTX) và các nhà phân phối là những giải pháp cấp thiết giúp nông sản TP Hà Nội khẳng định vị thế trong nước, từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) có tổng diện tích gieo cấy lúa xuân 430 ha, trong đó lúa gieo thẳng chiếm 93%. Như vậy, chỉ những vùng đất quá trũng mới được người dân cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Vì thế, đòi hỏi công tác phục vụ tưới, tiêu của HTXDVNN phải đáp ứng yêu cầu của lúa gieo thẳng.