Tại Trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva đã trao cho Tổng giám đốc WIPO Daren Tang Văn kiện Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh để nộp lưu chiểu.
Hôm 6-12, tại Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác, đã nộp văn kiện chính thức về việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh, theo nguồn tin từ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đăng tải.
Việt Nam đã và đang tích cực chủ động hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tiến trình này, vấn đề bảo hộ quyền tác giả ngày càng được quan tâm, chú trọng. Thực thi tốt việc này cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của quốc gia.
Sáng 28/9, Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh về giới hạn và ngoại lệ dành cho người khuyết tật tiếp tục được thảo luận.
Sáng ngày 28/9 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh về giới hạn và ngoại lệ dành cho người khuyết tật. Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện một số cơ quan của Liên hợp quốc; đại diện các tổ chức về người khuyết tật.
Hiện chỉ có khoảng 0,6% người khiếm thị, người thị lực kém sử dụng dịch vụ thư viện. Thực trạng khan hiếm các ấn phẩm, tài liệu mà người khuyết tật nhìn có thể tiếp cận được tại Việt Nam đang tạo ra khoảng cách lớn trong tiếp cận tri thức, phát triển bản thân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1943/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh
Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, ngày 31/5, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đa số các đại biểu Quốc hội đều cho rằng phải tiếp tục xử lý triệt để các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm so với Luật hiện hành...
Sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên…