Vai trò của vốn xã hội và nhóm các yếu tố liên quan đối với những mối quan hệ giữa việc cởi mở và sự sáng tạo của nhóm lên hiệu suất của nhóm sản phẩm mới (NPD)

Bài báo nghiên cứu 'Vai trò của vốn xã hội và nhóm các yếu tố liên quan đối với những mối quan hệ giữa việc cởi mở và sự sáng tạo của nhóm lên hiệu suất của nhóm sản phẩm mới (NPD)' do Nguyễn Phước Thiện (Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh) - Nguyễn Thanh Lâm (Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh) - Trương Chí Trung (Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai) - Phan Thanh Tâm và Huỳnh Kim Ngân (Trường ĐH Lương Thế Vinh) thực hiện.

Quản trị thu nhập thực, thanh khoản cổ phiếu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản

Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không còn là chủ đề mới lạ, tuy nhiên, các bài báo đã công bố ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các công ty tài chính trong khi các công ty phi tài chính, đặc biệt là bất động sản, lại ít được xem xét. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ giữa quản trị thu nhập thực và tính thanh khoản tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa quản trị thu nhập thực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối tương quan hỗn hợp giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực nguồn nhân lực quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính

Để xác định nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực nguồn nhân lực quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, tác giả tiến hành khảo sát là các nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên viên, người lao động đang làm việc tại các đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai yếu tố tác động mạnh đến năng lực quản lý nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, bao gồm yếu tố liên quan đến môi trường và mức độ tham gia của người lao động trong các tổ chức công. Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực quản lý đối với khu vực công ở Việt Nam.

Áp dụng mô hình GARCH dự báo ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam

ThS. LÊ VĂN TUẤN (Trường Đại học Thương mại) - TS. PHÙNG DUY QUANG (Trường Đại học Ngoại thương)

Một số phương pháp bán tham số ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp tại doanh nghiệp

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả 'lao động' và 'vốn' trong một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp hay của nền kinh tế. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Bài viết trình bày các phương pháp luận nảy sinh khi ước lượng TFP ở cấp doanh nghiệp, đồng thời tiến hành áp dụng thực nghiệm vào ngành công nghiệp chế tác Việt Nam, từ đó khẳng định ý nghĩa của việc nâng cao TFP tại nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.