Dải đất miền Trung của Việt Nam là nơi có khoảng 50 di tích cổ xưa của vương quốc Champa. Trong số đó, có 6 đền tháp Chăm đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Tháp Bà Ponagar có một lịch sử hình thành bắt đầu từ hơn 10 thế kỷ trước đây. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII – giai đoạn này Chăm pa có tên là Hoàn Vương Quốc, dưới thời kỳ cường thịnh của Đạo Hindu hay còn gọi là Ấn Độ giáo, công trình này được đặt tên là Tháp Bà Ponagar. Đây là một công trình kiến trúc đáng chú ý của văn hóa Chăm Pa cổ xưa và liên quan mật thiết đến truyền thuyết về nữ thần Po Inu Nagar. Trong ngôn ngữ Chăm, Ponagar có nghĩa là 'Mẹ xứ sở'.
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ven biển Nam Trung Bộ, được thiên nhiên ban tặng cho khung cảnh lý tưởng với những bãi biển đẹp, cát trắng và cả nước biển trong xanh.
Khu vực Nam Trung Bộ là vùng đất giàu di sản văn hóa, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Dặm dài các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Khánh Hòa, hệ thống di tích Chăm rất phong phú với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, bia ký, di tích khảo cổ học... có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu nhất là hệ thống các tháp Chăm với tuổi đời hàng nghìn năm.
Được xây dựng khoảng 1.300 năm trước, di tích Tháp Bà Ponagar có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của đồng bào Chăm.