Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), thông tin, khi nam sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đón, một người đàn ông tới nói: 'Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện'. Trong khi, ba nam sinh này đã mất.
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, để bảo mật thông tin, ngành giáo dục sẽ không dán danh sách học sinh tại các trường, phụ huynh xem trên cổng điện tử.
Theo chuyên gia bảo mật, TikTok thu thập toàn bộ dữ liệu tìm kiếm, lịch sử truy cập cho tới nội dung tin nhắn, dữ liệu sinh trắc học, vị trí địa lí người dùng,…
Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM nhận định, 20% các trường hợp bị lộ thông tin là do cơ quan, doanh nghiệp, nhưng đến 80% nguyên nhân đến từ cá nhân tự làm lộ chính thông tin mình.
Nhiều phụ huynh có thói quen chụp ảnh phần thưởng, giấy khen của con để khoe trên mạng xã hội nên đã vô tình để lộ thông tin của con; đồng thời phụ huynh còn không nắm thông tin, không đọc thông tin cảnh báo trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội... là những kẻ hở cho các đối tượng lừa đảo.
Trong vụ việc nhiều phụ huynh bị lừa chuyển tiền để cấp cứu cho con vừa qua, cơ quan chức năng thống kê, những kẻ lừa đảo đã lừa trên 5 tỷ đồng từ các phụ huynh.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena cho biết, mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận khoảng 5.000 cuộc tấn công. Tội phạm công nghệ không giới hạn về địa lý, cuộc gọi giả mạo có thể không xuất phát tại TP. HCM mà có thể gọi đến từ nước ngoài.
'Lỗ hổng thông tin bị đối tượng lừa đảo khai thác bằng nhiều cách, trong đó 20% do các doanh nghiệp tự lộ thông tin, 80% do chính cá nhân tự lộ thông tin'.
'Hiện nay, nhiều phụ huynh có con được phần thưởng, giấy khen... vội vã chụp hình đăng lên mạng xã hội. Như vậy, vô tình chúng ta làm lộ thông tin của con', các nhà giáo dục thông tin.