Huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) có nhiều nông sản như cam, quýt, bưởi… trở thành thương hiệu của địa phương này. Tuy nhiên hiện nay, các nhà vườn ở Bắc Tân Uyên đang tồn đọng số lượng rất lớn các loại trái cây này, nhất là cam sành, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nông dân.
Khoảng 2 tuần nay giá thanh long ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục giảm và dù giá chạm đáy nhưng thương lái không thu mua nên thanh long đến kỳ thu hoạch rụng đầy vườn.
Sức nắng nóng trong thời gian qua đã ảnh hướng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục khó khăn do thời tiết, nông dân trong tỉnh đã có những giải pháp cụ thể, phù hợp với mô hình sản xuất để bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều địa phương, nhất là các huyện, thị, thành phố có lợi thế về phát triển nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào thực tiễn cho hiệu quả khả thi.
Một số xã đã 'lột xác' nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh tập trung, hay chuyển đổi nhỏ lẻ theo hộ gia đình đều được dựa trên việc phát huy lợi thế thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu và mang lại hiệu quả cao.
Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên, trong quý I-2023, giá các mặt hàng nông sản rau quả tương đối ổn định, riêng giá trái cây có múi có chiều hướng giảm. Theo đó, cam sành 5.000-6.000 đồng/kg, giảm 65-70% so với cùng kỳ năm 2022, quýt đường 11.000-12.000 đồng/kg, giảm 35-40% so với cùng kỳ, bưởi da xanh dịp tết 25.000-35.000 đồng/kg hiện nay giá chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg giảm khoảng 22-25%...
Linh hoạt sản xuất
Tại huyện Bắc Tân Uyên, kinh tế trang trại góp phần quan trọng thúc đầy kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Việc thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại các trang trại đã nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước thực hiện hiệu quả các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Nếu như thời điểm gần tết người nông dân huyện Bắc Tân Uyên háo hức cho ra những trái bưởi, quýt đẹp mắt, tươi ngon, chờ đón cái tết ấm áp đủ đầy, thời điểm sau tết người nông dân tiếp tục kỳ vọng một mùa thu hoạch cam bội thu và được giá. Nhằm tránh tình trạng cho ra trái cùng một thời điểm, nhà vườn đã điều tiết để mỗi vườn cho ra trái vào tháng khác nhau.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình trồng nấm rơm, anh Huỳnh Minh Trí, khu phố 1, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, cho biết: 'Là thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp Mười Thúy chuyên trồng nấm bào ngư xám, tôi và một thành viên trong hợp tác xã đã tận dụng mùn cưa làm phôi nấm sau khi thu hoạch xong nấm bào ngư để trồng nấm rơm. Mô hình này khá hiệu quả và không khó làm' .
Những năm qua, huyện Bắc Tân Uyên luôn chú trọng công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp. Công tác này được xem là giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Toàn huyện Bắc Tân Uyên hiện có 4.000 hộ chăn nuôi khoảng 1,4 triệu con gia cầm và 250 hộ chăn nuôi hơn 40.000 con gia súc. Trong đó trâu, bò có hơn 2.000 con, heo hơn 41.000 con. Chăn nuôi nông hộ (CNNH) đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân tại khu vực nông thôn.
Mô hình vườn ao chuồng (VAC) khép kín tiết kiệm được chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường. Hiểu được lợi ích này, nông dân Nguyễn Văn Cơ, ấp 1 xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên đã áp dụng, cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. Nhằm tháo gỡ khó khăn, phục hồi nông nghiệp, huyện đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thích ứng với tình hình mới và hướng tới phát triển bền vững.
Đất nông nghiệp tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên hiện nay chủ yếu canh tác cây lúa và cây ăn trái có múi. Những năm qua, nhờ thành công từ dự án canh tác chuối sứ cấy mô theo hướng hữu cơ, do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai, hỗ trợ giống, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn áp dụng, cho hiệu quả kinh tế cao.
Tới thời điểm này, nhiều ngành nghề kinh doanh tại TPHCM đã chính thức được phép mở cửa hoạt động trở lại, tuy nhiên một số ngành thuộc lĩnh vực văn hóa giải trí vẫn phải ở trong tình trạng 'cửa đóng then cài' bởi chưa được phép mở cửa, trong đó có ngành sản xuất và kinh doanh phim.