Xác định phải bảo đảm việc chuyển đổi sử dụng thế hệ địa chỉ IPv6 phù hợp và đồng bộ với kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 cùng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tỉnh, góp phần tối ưu hóa quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục triển khai các bước đi bài bản, chắc chắn để chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị đúng lộ trình, đúng quy định.
Sáng 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi giao thức IPv6 cho các cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.
Việc cạn kiệt nguồn địa chỉ IPv4 là lý do đầu tiên để chuyển đổi sang Giao thức liên mạng thế hệ 6 (Internet Protocol version 6, hay IPv6).
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 là xu thế chung của toàn cầu, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ mới, chất lượng cao như 5G, 6G, IoT, đô thị thông minh, điện toán đám mây...
Nhấn mạnh chuyển đổi sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 là việc không thể chậm trễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cũng kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương đồng lòng, phối hợp đồng bộ trong triển khai công tác này.
Chuyển đổi IPv6 là cách thức làm cho Internet lớn hơn, rộng khắp, phổ cập, đồng thời phải gắn với chất lượng và dịch vụ mới để phát triển hạ tầng, các dịch vụ trên Internet thông minh, an toàn.
Mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông đã phê duyệt 'Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 For Gov năm 2024'. Mục tiêu đặt ra đến hết tháng 12/2024, tỷ lệ sử dụng IPv6 (Internet Protocol version 6 - Giao thức liên mạng thế hệ 6) trên mạng internet của Việt Nam đạt từ 65 – 80%; nước ta lọt vào nhóm 8 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng IPv6.
Tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6 của Việt Nam đến hết năm 2023 là 59%. Mục tiêu của năm nay là đưa tỷ lệ này đạt từ 65% đến 80% để Việt Nam vào top 8 toàn cầu về sử dụng IPv6.
Năm 2023, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 139,26 nghìn tỷ đồng, tăng 0,41% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 99,5% kế hoạch năm 2023…
Bình Thuận là 1 trong 2 tỉnh, thành phố trên cả nước, hoàn thành sớm việc chuyển đổi IPv6 cho 100% Website, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bộ Thông tin Truyền thông vừa công bố, MobiFone là doanh nghiệp có mức sử dụng Internet thế hệ mới IPv6 (Internet Protocol Version 6) chung cao nhất với tỷ lệ 73%.
Theo thống kê của VNNIC, tính đến tháng 12/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 Việt Nam đạt 53%, đứng thứ 10 toàn cầu với hơn 65 triệu thuê bao IPv6.
'Muốn chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thì việc cấp bách là chuyển đổi sang IPv6, không có IPv6 thì không chuyển đổi số được khi tài nguyên có giới hạn' - Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Tính đến tháng 5.2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam hiện đạt 50% (tăng 3% so với 2021).
Theo Bộ TT-TT, trong năm 2022, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hệ thống i-Speed để đo tốc độ truy cập internet quốc tế tại Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6.
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác IPv6 và công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021- 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ban hành chương trình IPv6 (giao thức internet thế hệ thứ 6) dành cho cơ quan nhà nước (IPv6 for Gov) giai đoạn 2021-2025. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng công bố tại hội nghị tổng kết công tác IPv6 năm 2020 và triển khai chương trình IPv6 for Gov giai đoạn 2021-2025, chiều nay 15-1.
Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đã đi tắt và đi đầu trong chuyển đổi IPv6 và dám mạnh dạn, tự tin để chuyển đổi, đi trước nhiều quốc gia tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tính đến tháng 6.2020, Việt Nam xếp thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi sử dụng IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44% (trung bình toàn cầu là 22%).