Để trở thành đô thị thông minh kiểu mẫu, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) đã và đang ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things) vào hầu hết mọi hoạt động hằng ngày, cũng như các định hướng trong tương lai.
Cuộc hành trình với dữ liệu lớn (big data) dường như đã bắt đầu. Thậm chí, kinh doanh trên thị trường dữ liệu còn có vẻ đang vượt xa cả những tiên lượng của các kinh tế gia về sự hữu ích cũng như giá trị của thông tin trong nền kinh tế. Và cũng chẳng có gì là khó hiểu nếu như có nhiều vấn đề phát sinh kèm theo, đặc biệt là các xung đột và rủi ro về mặt pháp lý.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,7% trong năm nay, tăng 0,1 điểm phần trăm so với con số 3,6% của năm 2017. Tại châu Á, IMF dự báo Ấn Độ tăng trưởng 7,4% so với 6,7% của năm ngoái. Năm nước thành viên ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam duy trì tốc độ như năm ngoái, tăng trưởng trung bình 5,2%. Trung Quốc được dự báo tăng ở mức 6,5%, giảm so với 6,8% của 2017 nhưng vẫn nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác.
Những thông tin ta nhận được phản chiếu qua những tấm gương đa chiều. Chúng sẽ không hoàn thiện nếu thiếu sự tư duy của chủ thể, khiến nhiều cá thể đang tự biến mình thành thiêu thân của internet.
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới vào đầu năm 2016, đến năm 2030 chúng ta chỉ làm ba giờ mỗi ngày thay vì tám giờ mỗi ngày như hiện nay bởi đã có máy móc làm thay hầu hết công việc. Vì thế câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu có phải chúng ta đang dần đối mặt với sự thật “không có việc làm” hay không? Đây chính là điều mà công nghệ đang phát triển và dần cách mạng hóa các công việc đang hiện hữu trên thế giới này.