Trung Quốc cho rằng quyền biểu quyết của họ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không phản ánh sức mạnh kinh tế mà nước này đã xây dựng trong 2 thập kỷ qua. Trong khi Mỹ, cổ đông lớn nhất của IMF, vẫn chưa sẵn sàng thay đổi.
Cựu Thủ tướng Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2016) Arseniy Yatsenyuk, hiện là người đứng đầu Diễn đàn An ninh Kiev (KSF) cho biết, việc tịch thu khoảng 300 tỷ EUR tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn thế giới là vấn đề mà nhóm Diễn đàn này đang dành rất nhiều sự quan tâm.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi IMF phản ánh tốt hơn những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua, bao gồm sự nổi lên của Trung Quốc...
Tại các cuộc họp mùa xuân ở Mỹ từ ngày 10 đến 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ phải đối mặt với những thách thức có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, dù xét về bản chất tài chính, địa chính trị hay liên quan đến khí hậu.
Khi đại dịch bùng phát, các nhà hoạch định chính sách đã phản ứng bằng cách bổ sung thêm 600 USD/tuần đối với khoản trợ cấp thất nghiệp, bên cạnh đó là các biện pháp hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, đối với nhiều người, thì khoản tiền đó vẫn chưa xuất hiện.