Thời gian qua, sạt lở bờ sông, kênh, rạch xảy ra khá phức tạp. Để ngăn ngừa sạt lở tiếp diễn, hạn chế thiệt hại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với việc xử lý, khắc phục sạt lở bờ sông, kênh, thi công các công trình thì phải thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ lòng, bờ sông và tính mạng, tài sản của người dân.
Những ngày qua, mực nước lũ trên địa bàn các huyện đầu nguồn của tỉnh như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa,… có thời điểm chững lại và rút xuống. Tuy nhiên, hiện nay mực nước lũ đã tăng trở lại với cường suất từ 1-2 cm/ngày đêm.
Theo dự báo của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, mực nước lũ năm 2024 vùng Đồng Tháp Mười cao hơn năm 2023, đỉnh lũ đạt báo động III trở lên vào cuối tháng 10 và 11, vượt trung bình nhiều năm.
Mực nước lũ năm 2024 được dự báo lớn hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vào kỳ triều cường cuối tháng 10 và tháng 11, đỉnh lũ phổ biến ở mức xấp xỉ và trên mức báo động III, chỉ một số trạm thấp hơn mức báo động III, cao hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm và cao hơn cùng kỳ năm 2023.
Những ngày qua, tại Tiền Giang, mưa to liên tục gây ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng tại các huyện ở đầu nguồn sông Tiền như Cai Lậy, Cái Bè, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân.
Đang vào mùa mưa bão, các tỉnh miền tây nói chung và Tiền Giang nói riêng đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhiều công trình của địa phương và tài sản của nhân dân. Chỉ riêng Tiền Giang, địa phương đang xử lý khẩn cấp 64 điểm sạt lở lớn, kinh phí khắc phục trên 200 tỷ đồng. Nguồn kinh phí có hạn, việc xử lý cũng gặp không ít khó khăn và ưu tiên cho những công trình sạt lở cấp bách.
Hiện nay, Long An có một số dự án đê, kè chống sạt lở nhưng nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy, do nguồn lực còn hạn chế nên tỉnh Long An chưa cân đối được vốn đầu tư.