Sáng ngày 22/3/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đợt 2, Phiên họp thứ 9 để cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Sáng 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nhiều ý kiến nhất trí quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam.
Đây là một trong những yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt ra với các thành viên Chính phủ trong phát biểu mở đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần đầu tiên được tổ chức tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV sáng nay, 16.3.
Chủ trì cuộc làm việc với đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ chiều ngày 15/3, nhằm rà soát công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ trưởng và đại biểu Quốc hội cố gắng cùng làm sáng tỏ vấn đề, để sau chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kết luận, nghị quyết với các giải pháp đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tạo chuyển biến trong các lĩnh vực.
Các nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn chất vấn là các vấn đề rất nóng hiện nay mà cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ cần phải làm rõ.
Sáng 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo Công tác dân nguyện tháng 2/2022 của Quốc hội. Trong đó, một số vấn đề người dân bức xúc đã được đề cập tới và yêu cầu cần xử lý dứt điểm.
Cho rằng Báo cáo Công tác dân nguyện tháng 2.2022 của Quốc hội rất toàn diện và đầy đủ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện theo tháng, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri và Nhân dân đã có chuyển biến tích cực.
Sáng 3.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự Tọa đàm tham gia ý kiến về dự thảo Luật Cảnh sát cơ động do Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức.
Chiều 1.3, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng cho ý kiến về dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và một số vấn đề lớn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ Chín, tháng 3.2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp. Tham dự có đại diện một số cơ quan của Quốc hội và bộ, ngành liên quan.
Ngày 15.8.2022 tới, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sẽ hết hiệu lực thi hành. Chính phủ hiện đang xây dựng Báo cáo về tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết này. Với tinh thần làm việc từ sớm, từ xa, hiện Ủy ban Kinh tế cũng đã tổ chức một số cuộc làm việc để thu thập thông tin, dữ liệu, lấy ý kiến của các đối tượng thực thi… để chuẩn bị tốt nhất cho công tác thẩm tra về nội dung này. Tuy nhiên, việc luật hóa về xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng đang là vấn đề được các chuyên gia, tổ chức hiệp hội đặt ra khi ngày hết hiệu lực của Nghị quyết 42 sắp đến.
Từ hoạt động mang tính chất thí điểm, đến nay, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kết quả công tác dân nguyện của Quốc hội tại phiên họp hàng tháng đã tạo ra những chuyển biến rất tích cực. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, tại phiên họp sáng qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ban Dân nguyện và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ rà soát, lập danh mục các vụ việc thuộc diện Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo dõi, chỉ đạo, phân chia theo lĩnh vực, có thống kê, kiểm đếm, có hồ sơ rõ ràng. Quốc hội phải đưa ra thảo luận, xem xét, giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan Trung ương, địa phương, cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, của cá nhân để xử lý dứt điểm những vụ việc tồn đọng kéo dài, không để phát sinh các vụ việc mới.
Sáng 15.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Tám, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 1.2022 của Quốc hội.
Thành công, tinh thần đổi mới của 2 kỳ họp đầu tiên giúp cử tri cả nước tin tưởng về sự thành công của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, một nhiệm kỳ với rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong chặng đường 5 năm tới.
Khẳng định Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp thành công cũng cho thấy sự tìm tòi, trăn trở, đổi mới của Quốc hội trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp và luật pháp quy định, đúng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, đó là Quốc hội phải luôn tự hoàn thiện, tự đổi mới, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Sáng 4.1 tới, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành Kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch Covid - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Kỳ họp, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp tiếp tục khẳng định sự chủ động, trách nhiệm của Quốc hội trong tạo lập cơ sở pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Đây cũng là kinh nghiệm tốt để Quốc hội tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức kỳ họp linh hoạt hơn, hướng tới một Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là phục vụ sự phát triển của đất nước.
Trải qua hơn 76 năm kể từ Sắc lệnh SL63-SL ngày 22.11.1945 và Sắc lệnh 77-SL ngày 21.12.1945 về tổ chức HĐND và UBHC ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ, thành phố, thị xã, nước ta có 7 luật về tổ chức chính quyền nhân dân địa phương được ban hành gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của dân tộc, kế thừa và khẳng định bản chất của một nhà nước công bộc của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng các đại biểu HĐND sẽ thực hiện nghiêm túc lời hứa khi vận động bầu cử, nỗ lực tham gia vào đời sống chính trị ở cấp độ cao nhất về trách nhiệm và sự liêm chính, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân.
Không kích thích kinh tế thì không có hy vọng kinh tế sớm phục hồi, nhưng kích thích thế nào để sau bão dịch không là bão giá? Đây là bài toán cân não mà Quốc hội, Chính phủ đang bàn cách giải và đáp số phải có vào mấy tuần tới khi Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường.
Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ về cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ keo sơn, gắn bó, đặc biệt, có một không hai giữa hai nước Việt – Lào.
Chiều 6.12, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ về cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tới dự. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sáng nay, 6.12, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Xaysomphone Phomvihane dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào và Phu nhân thăm chính thức nước ta.
Sáng nay (5/12), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 'Phục hồi và phát triển bền vững' đã chính thức khai mạc với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ trì và phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 'Phục hồi và phát triển bền vững' sáng nay, 5.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, những đề xuất về giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Diễn đàn lần này nằm ngoài khung khổ chính sách mà Quốc hội đã quyết định, cho phép chúng ta tìm kiếm một không gian, một dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển bền vững.
Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 'Phục hồi và phát triển bền vững' sẽ chính thức khai mạc sáng nay, 5.12, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG cho biết, ngay từ kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Qua Diễn đàn lần này, Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội mong muốn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế tiếp tục đóng góp ý kiến chuyên môn, độc lập, khách quan, tư vấn, hiến kế cho Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách hiệu quả nhất, khả thi nhất nhằm thúc đẩy nhanh nhất tiến trình phục hồi và phát triển bền vững đất nước.
Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội Khóa XV, Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 được tổ chức sáng nay, 5.12, là một hình thức tham vấn Nhân dân trong xây dựng chính sách của Nhà nước, nhất là ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân cả trong và ngoài nước. Với cách làm sáng tạo, mở rộng dân chủ, thông qua Diễn đàn này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có thêm nhiều thông tin, luận cứ khoa học và thực tiễn đồng hành cùng Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội quyết định nhiều chính sách mới, phù hợp, tạo đà cho nền kinh tế nước ta sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, thích ứng hiệu quả hơn với trạng thái bình thường mới.
Sáng 1.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu dự án Luật Cảnh sát cơ động theo ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV.
Sáng 29.11, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch Nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 2 luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV.
Ngày 26/11, Tổng Thư ký Quốc hội ký Công văn số 524/TTKQH-TT, gửi các cơ quan báo, đài về việc đăng tải các Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ hai. Cụ thể:
Khẳng định yêu cầu sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành là hết sức cấp bách, nhưng nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, công tác chuẩn bị hồ sơ dự án Luật chưa kỹ lưỡng. Trong đó, những vấn đề mới phát sinh về khám, chữa bệnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được đề cập tương xứng. Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp gần nhất.
Theo cử tri, hiện nay có thực trạng giá đất trong bảng giá do UBND Thành phố Hà Nội ban hành 5 năm một lần chưa sát với giá đất chuyển nhượng trên thị trường.
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp chiều qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV. Theo đó, Quốc hội ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Chiều 22.11, tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ Năm, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp thứ Hai; việc chuẩn bị kỳ họp bất thường của Quốc hội và bước đầu chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV.
Sáng 22.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ Năm.
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức TXCT trực tuyến, kết nối các điểm cầu tại 13 huyện, thành phố, thị xã và 216 xã, phường, thị trấn để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khóa XVIII sắp tới.
Ngày 19.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ để thông báo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV theo hình thức trực tuyến giữa điểm cầu Văn phòng Chính phủ với các điểm cầu tại 57 xã, phường, thị trấn; 9 quận, huyện và Thành ủy thành phố Cần Thơ.
Ngày 19.11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các ĐBQH thành phố Đơn vị bầu cử số 3 đã TXCT theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến ở 3 điểm cầu trung tâm UBND cấp quận và 29 điểm cầu UBND cấp phường thuộc 3 quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy sau Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV.