Mỗi tấc đất quê hương nơi đầu sóng ngọn gió luôn có bóng hình Tổ quốc, gợi lên những cảm xúc tự hào, trân quý với mỗi người con dân nước Việt khi có cơ hội đặt chân đến.
Sau 35 năm, lần đầu tiên người con gái của liệt sỹ Lê Đình Thơ, một trong 64 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 mới có cơ hội đặt chân đến vùng biển Trường Sa, nơi bố mình đã hóa vào vòng tròn bất tử. Giữa trùng dương biển sóng, giọt nước mắt và lời nguyện cầu của người con gái hòa vào cùng biển trời…
'Tuổi trẻ ai cũng có niềm vui riêng, nhưng càng trẻ, mình càng phải có trách nhiệm. Ở đây phần lớn anh, em đều xung phong ra đảo nên đi qua khó khăn rất nhẹ nhàng. Đã khoác lên mình màu áo người lính, bọn em đều sẵn sàng chấp nhận hy sinh bảo vệ từng tấc đất biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc', Chỉ huy trưởng đảo Đá Thị rắn rỏi.
'Tôi đã chuẩn bị tốt, nhưng anh em còn chuẩn bị tốt hơn. Từ cái khăn mặt, tăm bông…' – chia sẻ của Đại tá Lê Thành Nam, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Quân khu 2, cũng là cảm nhận chung của các thành viên Đoàn công tác số 16 khi nói về công tác hậu cần trên Tàu KN390.
Giữa sóng gió biển khơi, những người lính Trường Sa dù gian khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Gặp những người trẻ từ đất liền, họ như bắt được 'sóng', hòa nhịp 'cháy' hết mình ca hát. Dưới tán cây bàng vuông, cây mù u, nghe những lời ca của các chiến sỹ mới thật sự thấm thía câu 'chỉ lính đảo xa mới hát với đàn ghi ta một dây'...
Khi nhắc đến nghề nghiệp của chị - bác sĩ gây mê hồi sức - người trong ngành thường bảo: 'Gây mê là thành đồng, người giữ đền sinh tử'. Song, chị tâm sự: Chỉ khi đến với quần đảo Trường Sa, chị mới thấu được thế nào là thành đồng thực sự, là sự vất vả, hy sinh của những người giữ gìn chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc…