Việc sáp nhập các xã, phường nhỏ để thuận tiện công tác quản lý, giảm số lượng cán bộ, công chức là cần thiết và là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc này đang được dư luận hết sức quan tâm, trong đó, ý kiến nhiều nhất là tên gọi các xã, phường mới, bởi, tên làng/xã không đơn thuần là sự định danh một cộng đồng dân cư - một thiết chế xã hội tồn tại bền chặt cùng lịch sử đất nước, quốc gia dân tộc, mà còn gắn liền với văn hóa, con người mảnh đất ấy.
Cùng với giải ngân đạt mức cao, lên đến 71,3%, tình trạng thiếu vật liệu, đất đắp của dự án đường Vành đai 4 vừa được các đơn vị liên quan xử lý tháo gỡ.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội có báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng được khởi công ngày 25/6/2023. Sau hơn 6 tháng thi công, dự án đang được gấp rút triển khai đồng loạt trên cả 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Hiện nay, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã huy động khoảng 600 kỹ sư, công nhân chia thành 32 mũi thi công dự án.Huy động khoảng 600 kỹ sư, công nhân
Sau ngày khởi công, công trường thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội rộn rã tiếng máy móc, thiết bị, hàng chục mũi thi công đã được triển khai trên toàn tuyến.
Kế hoạch vốn đã bố trí đến nay là 9.281,759 tỷ đồng đã giải ngân 7.456,98 tỷ đồng, đạt 80,34%, công tác di chuyển mồ mả - công tác khó khăn nhất dự kiến sẽ hoàn thành trước tết âm lịch.
Hà Nội dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư, khởi công dự án thành phần 3 (đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP) trong tháng 12/2024.
Sau 5 tháng thi công, tại gói thầu số 9 và 11 của dự án đường vành đai 4 các nhà thầu đang tiến hành triển khai thi công các hạng mục cọc khoan nhồi, đắp nền đất yếu.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trận mưa lớn kéo dài từ đêm 11 đến gần trưa ngày 12/8 đã khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập sâu trong nước, nhiều tuyến ùn tắc nghiêm trọng. Câu chuyện 'Hà Nội hễ mưa là ngập' lặp lại trong sự lo âu của người dân.
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, từ đầu năm đến nay xuất hiện hàng chục lần mưa ngập gây ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của nhân dân.
Mặc dù đã 2 lần được đầu tư cải tạo công trình thoát nước (Dự án cải tạo thoát nước giai đoạn 1, giai đoạn 2 thành phố Hà Nội do JICA tài trợ), nhưng khu vực nội thành Hà Nội vẫn xuất hiện các điểm úng ngập mỗi khi mưa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trên thực tế, hệ thống thoát nước khu vực nội thành Thủ đô đang phải đối mặt với không ít bất cập, gây khó khăn cho việc vận hành phương án chống ngập.
Hạ tầng chưa đồng bộ, một số dự án thoát nước chưa được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng, công tác cải tạo, nạo vét và kè sông Nhuệ chưa được thực hiện… là những nguyên nhân chính khiến công tác thoát nước cho TP Hà Nội gặp nhiều khó khăn.
Theo phản ánh của người dân ở khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (huyện Thanh Oai, Hà Nội), thời gian gần đây, một khu chợ cung cấp nông sản ngang nhiên được hình thành và hoạt động rầm rộ, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn…