Cung An Ðịnh tọa lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối 'thượng gia hạ kiều,' dài 16,85m và rộng 4,63m; làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men, dùng hoa văn rồng, phượng trang trí.
Không chỉ đảm nhận công năng phục vụ cho ngành giao thông, Ga Huế - một công trình được xây dựng dưới thời Pháp được xem là một trong những dấu ấn kiến trúc di sản giữa lòng đô thị Huế. Trải qua biết bao thăng trầm, nhà ga này giờ đây tiếp tục chứng kiến sự phát triển của một vùng đất.
Sinh năm 1885, lễ mừng thọ 40 tuổi của Vua Khải Ðịnh được tổ chức long trọng, trang nghiêm vào năm 1924. Theo đó, lễ Tứ tuần đai khánh của ông hoàng này được triều đình chuẩn bị từ năm 1923.
Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.
Trong gần 1.000 năm, các triều đại VN đã xây rất nhiều Văn Miếu trên cả 3 miền. Do biến động lịch sử, còn khá ít Văn Miếu được bảo tồn...