Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành hiệu quả của một tỉnh mới tái lập, Quảng Trị vẫn dành sự quan tâm đặc biệt để đánh thức, khai thác tiềm năng kinh tế-xã hội đường 9; đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC). Trên thực tế, EWEC đã đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội đối với các địa phương của cả ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trên hành lang, nhất là tỉnh Quảng Trị, nơi có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuộc huyện Hướng Hóa, 'đầu cầu' của Việt Nam trên EWEC.
Thị trấn Lao Bảo là điểm đầu của Khu KTTMĐB Lao Bảo, tiếp giáp với huyện Sepon, tỉnh Savannakhet của nước bạn Lào, nơi có Cửa khẩu quốc tế Densavan; điểm đầu của Khu thương mại biên giới Densavan về phía Việt Nam, là địa bàn năng động trong phát triển kinh tế, trọng điểm về quốc phòng-an ninh của huyện Hướng Hóa.
Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị triển khai các hoạt động kinh doanh với thị trường Lào từ tháng 7/1989. Hiện nay mỗi năm kim ngạch xuất nhập khẩu với Lào khoảng 4 triệu USD, chủ yếu qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trở ngại, rào cản nhất là từ các quy định của các bộ, ngành của Lào cũng như chính sách thiếu nhất quán giữa các địa phương của Lào.
Trong bối cảnh kết nối, hợp tác phát triển đang trở thành xu hướng chung của khu vực, Việt Nam và Lào đang nỗ lực đề xuất các sáng kiến kết nối, tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế song phương, việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavan có ý nghĩa chiến lược, tạo động lực mới cho hợp tác Việt Nam-Lào.
Các Khu kinh tế cửa khẩu (tên gọi chung quy ước cho cả Khu thương mại/Khu kinh tế thương mại cửa khẩu) của Việt Nam cho đến nay chủ yếu thực hiện các hoạt động 'biên mậu'; đa số chưa đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đặt ra, chưa thành công như mong đợi. Đối với những khu kinh tế thử nghiệm 'thể chế bậc cao' như Khu KTTMĐB Lao Bảo (Quảng Trị) và Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), đã có thời gian được dành những cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất, song vẫn đi đến kết cục được coi là 'thử nghiệm chưa thành công'.
Dọc miền biên ải từ Bắc chí Nam, tôi hay dừng lại ở những thị trấn ven sông, nhất là những dòng sông phân định ranh giới quốc gia. Cái cảm giác bồi hồi khi đất dưới bàn chân ta chính là quê hương bản quán, vậy mà tầm mắt ta nhìn ra phía trước, bên kia dòng sông lại là một xứ sở khác, con người với tiếng nói và dòng máu khác. Sông thì vẫn chảy ngàn đời. Những thị trấn ven sông ở vùng biên giới vì thế luôn có vẻ đẹp lạ lẫm, cuốn hút.
Dọc miền biên ải từ Bắc chí Nam, tôi hay dừng lại ở những thị trấn ven sông, nhất là những dòng sông phân định ranh giới quốc gia. Cái cảm giác bồi hồi khi đất dưới bàn chân ta chính là quê hương bản quán, vậy mà tầm mắt ta nhìn ra phía trước, bên kia dòng sông lại là một xứ sở khác, con người với tiếng nói và dòng máu khác. Sông thì vẫn chảy ngàn đời. Những thị trấn ven sông ở vùng biên giới vì thế luôn có vẻ đẹp lạ lẫm, cuốn hút.
Những năm qua, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã góp phần không nhỏ trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và phục vụ hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác bán hàng bình ổn giá vào dịp Tết, các đợt dịch bệnh, thiên tai.
Trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (SEPON GROUP) không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả SX-KD. Từ một doanh nghiệp chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ nội địa, công ty đã sớm thích nghi với cơ chế thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, khẳng định được vai trò vị thế trong nền kinh tế của tỉnh.
Lâu nay, Hướng Hóa mang đầy đủ tính chất đặc trưng của một địa phương phát triển theo mô hình kinh tế miền núi gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân. Những năm gần đây, cùng với việc tập trung khai thác vị trí chiến lược án ngữ trên một phần đất đai rộng lớn phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với nước Lào qua Quốc lộ 9 và Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đặc biệt là từ khi Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối Myanmar, Thái Lan, Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được khơi thông, huyện Hướng Hóa được xác định là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến EWEC. Do vậy, những cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư… cũng đã mở ra, đem lại cho Hướng Hóa nhiều lợi thế và triển vọng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, hiệu quả, bền vững.
Ngày 9/7/1968, Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh kết thúc thắng lợi, Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và của miền Nam hoàn toàn giải phóng. Kế thừa truyền thống cách mạng của quê hương, tiếp nối mạch nguồn chiến thắng Khe Sanh lịch sử, 55 năm qua, vượt lên những khó khăn, thử thách, huyện Hướng Hóa đã vững bước đi lên trên con đường đổi mới và phát triển.
Lao Bảo là đô thị cửa khẩu quốc tế về phía Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương bằng đường bộ đi qua các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma.
Không phải đến bây giờ, chúng ta mới cảm nhận được sự may mắn khi sở hữu con đường số 9, tuyến đường huyết mạch thông ra biển Thái Bình Dương của nhiều quốc gia Đông Nam Á, tuyến đường mà từ năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Beau đã từng khẳng định: 'chỉ con đường này là thực tế nhất' và 'đây là lối đi xuyên mơ ước, cái lỗ hổng lý tưởng dẫn ta vào nội địa xứ Đông Dương'.
Quảng Trị là tỉnh có vị trí địa lý kinh tế, chính trị quan trọng. Là giao điểm của trục kinh tế Bắc-Nam, có tuyến đường xuyên Á ngắn nhất nối Myanmar-Thái Lan-Lào và các nước trong khu vực ASEAN qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, mở ra cơ hội thuận lợi để kết nối giao thương, hợp tác đầu tư phát triển.
Có cái gì đó rất đỗi thiêng liêng cứ hằn sâu vào tâm trí tôi khi biết mình đang trở lại Quảng Trị, trở lại với mảnh đất một thời khói lửa, đạn bom, một biểu tượng của hồn thiêng sông núi đang ngổn ngang trước công cuộc đổi mới và phát triển.
Cam Lộ có lợi thế về vị trí địa lý khi nhiều trục giao thông động lực đi qua địa bàn, thuận lợi cho việc kết nối đến các vùng miền, tạo sức hút mạnh mẽ trong đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã thu hút được 304 dự án đầu tư với tổng vốn là 86.432 tỉ đồng, 5 dự án FDI mới với tổng vốn là 125,704 triệu USD. Nhiều dự án trọng điểm ở các lĩnh vực như năng lượng, thương mại-dịch vụ-du lịch đã được triển khai, góp phần tăng thu ngân sách. Bên cạnh việc chú trọng thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Trị cũng đang nỗ lực triển khai các chính sách nhằm dung hòa lợi ích giữa DN và người dân.
EWEC là một dự án hợp tác phát triển của một số nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. EWEC đi vào hoạt động mở ra nhiều cơ hội hợp tác, liên kết đem lại lợi ích thiết thực cho các quốc gia thành viên và các địa phương dọc hành lang đi qua.
Sự hình thành, phát triển của EWEC trong những năm qua có sự đóng góp thầm lặng nhưng đầy tâm huyết, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị LÊ HỮU THĂNG, một trong những người đã góp sức khai thông hành lang kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chọn Khu KTTMĐB Lao Bảo là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Chủ trương trên đã mở ra 'cơ hội vàng' để Lao Bảo phát triển.