Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều 12/6, huyện Thọ Xuân đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện Thanh Hóa hiện có 9 dự án đầu tư khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Trong đó, có 6 dự án đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp, còn lại 3 dự án đang triển khai thực hiện...
Công tác quy hoạch mà trọng tâm là hoàn thành việc lập, thẩm định và trình phê duyệt các quy hoạch phân khu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN), nhằm điều chỉnh những bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất giữa các loại quy hoạch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư cũng như triển khai các dự án.
Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan của tỉnh và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.
Sáng 4/5, huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện đợt cao điểm 45 ngày đêm giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án có sử dụng đất trên địa bàn huyện Thọ Xuân năm 2024.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước. Cùng với hàng ngàn dự án đầu tư trong nước đã và đang phát huy hiệu quả, đã khẳng định sức hấp dẫn cũng như hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đang được triển khai.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên với nhiều giải pháp linh hoạt, hoạt động của nhiều doanh nghiệp (DN) tại 'đầu tàu' Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các KCN vẫn là những 'điểm sáng' đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp Thanh Hóa.
Mới đây, UBND huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có văn bản báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện cao điểm 45 ngày đêm giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất trên địa bàn.
Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng để triển khai các dự án, nhất là các dự án trọng điểm nhằm góp phần tạo đột phá để thu hút đầu tư. Vì thế Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện GPMB các dự án có sử dụng đất năm 2024.
Sáng 6/3, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm và làm việc tại huyện Thường Xuân về tình hình kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; kết quả triển khai thực hiện Thông báo số 67-TB/VPTU ngày 30/7/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Thường Xuân.
Chiều 28/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ trước tới nay vẫn được xác định là trụ cột của công nghiệp Thanh Hóa, với giá trị gia tăng (VACN) chiếm tới gần 87% so với VACN toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đang chiếm tới 90% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Để phát huy thế mạnh, nâng tầm giá trị của ngành, thực hiện lộ trình đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực và cả nước, tỉnh tiếp tục đưa ra những định hướng và giải pháp mới tại Đề án Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng để phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng đáp ứng vai trò, chức năng là một trong các cực tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2023, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, huy động vốn đầu tư phát triển đạt kết quả nổi bật với 6.004 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Kết quả này đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn huyện.
Tỷ lệ lấp đầy hay việc đầu tư hạ tầng trong các khu công nghiệp tại Thanh Hóa là một 'điểm nghẽn' lớn. Chính vì vậy, năm 2023, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt...
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 12 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Ngọc Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.
Năm 2024, Công ty TNHH MTV Sông Chu đề ra mục tiêu diện tích tưới, tiêu cả năm đạt 128.139 ha; giá trị dịch vụ công ích thủy lợi đạt 116,932 tỷ đồng; duy trì đảm bảo 100% cán bộ, người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Năm 2023, giá trị sản xuất xuất công nghiệp - xây dựng của huyện Thọ Xuân ước đạt 11.696 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất CN, TTCN, xây dựng đã và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập cho hàng chục nghìn lao động khu vực nông thôn.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) có 491 doanh nghiệp (DN) đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh các yếu tố chi phí đầu vào tăng cao nhưng thị trường đầu ra lại suy giảm mạnh, các DN đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn bằng nhiều giải pháp linh hoạt nhằm duy trì sản xuất và việc làm cho người lao động. Tỉnh Thanh Hóa, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh, các ngành liên quan cũng đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng các DN vượt qua giai đoạn được dự báo còn nhiều thách thức.
Phát triển công nghiệp được Thanh Hóa xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành công nghiệp Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 15,41%, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã phục vụ tưới tiêu cho hơn 132.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 18 huyện, thành phố. Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, phát huy hiệu quả hệ thống công trình hiện có, chỉ đạo tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Để góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa những năm qua là đẩy mạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN). Kết quả bước đầu đã có, nhưng đồng thời không ít khó khăn, thách thức cũng đang đặt ra và đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp trong giải quyết, tháo gỡ.
Sáng 15/11, UBND huyện Thọ Xuân đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội về việc trao đổi thông tin các dự án, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại địa phương.
Những năm gần đây, công tác đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN) luôn được tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tạo ra bước đột phá về thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Cụm công nghiệp Liên Hoa có diện tích khoảng 38,43 ha với tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng, dự kiến có thể cho thuê từ cuối năm 2026.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng yêu cầu phải khắc phục ngay tâm lý giữ an toàn cho mình nhưng gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khác, cản trở sự phát triển đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giải ngân vốn thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh này. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn kế hoạch...
Sáng 11-9, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với đại diện Ban Quản lý khu CNC Hòa Lạc và các nhà đầu tư Trung Quốc tại huyện Thọ Xuân.
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực lớn trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa còn có những khó khăn. Hiện thực hóa kỳ vọng xây dựng Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu của cả nước, ngay trong giai đoạn 'nước rút' này, từ tỉnh đến các ngành và từng địa phương cần nắm bắt cơ hội, vận dụng hiệu quả, linh hoạt những thuận lợi và cơ chế, chính sách của Trung ương dành cho Thanh Hóa để tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025.
Kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mỗi địa phương. Nhận thức được điều đó, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo 'bộ khung' hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 cho nhiệm vụ quy hoạch.
Hiện vợ, con và em của ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH một thành viên sông Chu xin thôi nhiệm vụ.
Ngày 21/8, Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty TNHH MTV Sông Chu (Thanh Hóa) đã biểu quyết thông qua nghị quyết, thống nhất nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ của 3 cá nhân là người có quan hệ gia đình với ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch HĐTV công ty.
Công ty TNHH một thành viên Sông Chu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhiều người nhà của Chủ tịch HĐTV đơn vị này đang giữ vị trí chủ chốt.
Sở Nội vụ Thanh Hóa sẽ thành lập Đoàn kiểm tra để xác minh, làm rõ đơn thư tố cáo liên quan đến công tác cán bộ ở Công ty TNHH một thành viên Sông Chu.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện là chìa khóa thu hút đầu tư, tạo động lực tăng trưởng bền vững. Theo đó, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện tối đa để các dự án được triển khai nhanh, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả...
Xác định đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), phát triển hạ tầng đô thị là khâu quan trọng trong quá trình triển khai các dự án, góp phần tạo đột phá để thu hút đầu tư và bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm,...
Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các khu công nghiệp (KCN) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Song, không thể phủ nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, để KKTNS và các KCN tiếp tục khẳng định vai trò 'đầu tàu' phát triển.
Lâu nay, người dân vẫn quen gọi tuyến đường nối Cảng hàng không Thọ Xuân với Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa là 'đường nối hai cảng'.
Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã quan tâm tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 3414/UBND-THKH thống nhất danh mục 68 dự án đầu tư lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh năm 2023 và giao đầu mối, theo dõi thực hiện các dự án cho các sở, ban, ngành, UBND các địa phương.
Khi được rà soát tổng thể, nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan ở Thanh Hóa mới ngỡ ngàng trước sự 'sơ khai', yếu kém, thậm chí là... chưa có gì trong việc xây dựng hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn hoàn thiện theo quy định lại gặp không ít vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng bị 'vạ lây', chưa kể năng lực PCCC chung cho toàn KCN vẫn còn là những dấu hỏi...
Xác định công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong quá trình triển khai các dự án, góp phần tạo đột phá để thu hút đầu tư và bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện GPMB các dự án đầu tư có sử dụng đất và các dự án trọng điểm năm 2023.