Với vị trí đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa đang có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước. Không chỉ tạo kỳ vọng gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp cũng sẽ là cơ hội và tiềm năng lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN).
Trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản số 3414/UBND-THKH thống nhất danh mục 67 dự án đầu tư lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh năm 2023 và giao đầu mối, theo dõi thực hiện các dự án cho các sở, ban, ngành, UBND các địa phương...
Đóng vai trò quan trọng như một 'công cụ' quản lý và định hướng, do đó, quy hoạch cần 'đi trước mở đường' để dẫn dắt quá trình phát triển đô thị. Đặc biệt, một bản quy hoạch tốt với tầm nhìn chiến lược, sẽ là nền tảng cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy hoạch chung của tỉnh Thanh Hóa đã được Thủ tướng phê duyệt, hạ tầng giao thông ở địa phương này sẽ có nhiều thay đổi.
Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, các dự án khu công nghiệp trên địa bàn có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.
Phát triển hệ thống dịch vụ logistics tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở phù hợp với các chủ trương, định hướng lớn về phát triển logistics quốc gia; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Coi logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể kinh tế của tỉnh, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển thương mại và xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc cả nước trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo quy hoạch, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án nâng cấp, tu bổ các đoạn xung yếu tuyến đê sông Tiêu Thủy, huyện Thọ Xuân.
Xác định là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hoạch định đường hướng và tập trung triển khai thực hiện, nhằm tạo đột phá để huyện Thọ Xuân phát triển nhanh, bền vững.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm ANQP vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sáng 16/11, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đề nghị Trung ương sớm bổ sung, hoàn thiện cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng.
Ngày 4-7, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường từ TP Thanh Hóa nối với Cảng hàng không Thọ Xuân và các dự án Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng.
Để thu hút các nhà đầu tư, huyện Thọ Xuân đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo phương châm thân thiện, đồng hành và chung tay cùng tháo gỡ khó khăn với nhà đầu tư, tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển ổn định trên địa bàn.
Với vị trí quan trọng nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh, lại là trung tâm của nhiều đầu mối giao thông quan trọng, khu công nghiệp gắn với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng đã nhiều năm qua được định hình là 1 trong 4 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của 'Tứ Sơn', gồm: Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng. Nhất là sau khi Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt Cảng Hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế, vùng đất Lam Sơn - Sao Vàng càng có lợi thế để phát huy, khơi dậy các dư địa phát triển.
Xác định công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong quá trình triển khai các dự án, góp phần tạo đột phá để thu hút đầu tư và bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, qua đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với quyết tâm, nỗ lực cao để tạo sức hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đa dạng. Từ các hoạt động này đã góp phần lan tỏa, quảng bá hình ảnh, nhu cầu hợp tác, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức, ngân hàng hợp tác với Thanh Hóa trong thời gian tới.
Theo khảo sát, mặt bằng bất động sản tại ngã tư Mục Sơn thuộc khu vực Lam Sơn - Sao Vàng có mức giá tương đối cao. Cụ thể, khu vực Bái Thượng mặt đường chính có giá khoảng 38 triệu/m2, mặt đường phụ giá dao động từ 15-18 triệu đồng/m2, kế đó, khu vực Mục Sơn mặt đường chính giá dao động từ 35 đến 38 triệu đồng/m2, mặt đường phụ khoảng 18 triệu đồng/m2. Mức giá trên cho thấy tiềm năng và giá trị của các sản phẩm bất động sản tại khu vực này. Vậy điều gì đã đưa nơi đây trở thành một trong những ngã tư 'đắt giá' nhất khu vưc?
Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện là ngành sản xuất chủ lực trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, chiếm tới khoảng 97% giá trị sản xuất và 90% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng sản xuất luôn được ghi nhận ở mức cao, điển hình như năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 17,42%, cao hơn mức tăng bình quân của ngành và góp phần chủ đạo quyết định mức tăng trưởng của chỉ số ngành công nghiệp.
Việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa (TCVH) tại các khu công nghiệp (KCN) là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, bởi không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động (CNLĐ) mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng TCVH ở các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Chiều ngày 4/3, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc với đoàn công tác của các tổ chức, ngân hàng và doanh nghiệp Nhật Bản đến khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa.
Sáng 4-3, đoàn các tổ chức, ngân hàng và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục khảo sát tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Thanh Hóa. Trước đó, chiều 3-3, đoàn đã có chuyến khảo sát một số khu vực tại Khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn.
Hai dự án năng lượng và ba dự án sản xuất ô tô bị đề xuất loại khỏi danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025.