Trải qua nhiều khó khăn, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) vẫn 'về đích' với thành tích tốt trong năm 2023; thực hiện đạt và vượt 10/10 chỉ tiêu của UBND tỉnh giao, đạt 8/10 chỉ tiêu HĐND thành phố giao. Nhờ vậy, bức tranh địa phương ngày càng khởi sắc, tươi mới.
Hiện nay, người lao động nông thôn vẫn có xu hướng tìm kiếm việc làm tại các tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến việc phải sống xa nhà, không có điều kiện gắn bó với gia đình. Đồng thời, tiền lương còn thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong các lần tiếp xúc đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, cử tri đề nghị chính quyền địa phương cần có chính sách thu hút nhà đầu tư về An Giang, xây dựng thêm khu công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ.
An Giang với lợi thế có đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km và 5 cửa khẩu thực hiện thông quan hàng hóa, được xem là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh với Campuchia và các nước trong khối ASEAN. Việc phát triển hệ thống logistics là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển.
Lợi thế về nông nghiệp, du lịch, kinh tế biên giới của An Giang là những định hướng trọng tâm của quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...