An Giang sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế 'Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á'

Sáng 27/10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì cuộc họp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về việc tổ chức Hội thảo quốc tế Óc Eo tại An Giang.

Hiệu quả từ STEM

Hơn 2 năm qua, Trường THPT Nguyễn Khuyến (thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công triển khai phương pháp giáo dục STEM - mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Óc Eo - Ba Thê

Óc Eo là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam, một quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á. Những hiện vật phát hiện được của nền văn hóa Óc Eo chứa đựng ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật, góp phần làm sáng tỏ quá trình mở mang khai phá vùng đất Nam Bộ của người Việt.

Giá trị bảo vật Mukhalinga Ba Thê

An Giang là tỉnh biên giới, có nhiều dân tộc, là nơi khai sinh nhiều tôn giáo bản địa. Tỉnh cũng sở hữu kho tàng di sản văn hóa hết sức phong phú và đa dạng. Đến nay, toàn tỉnh có 88 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng; 7 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, 8 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia (đều thuộc Văn hóa Óc Eo).

Mukhalinga Ba Thê là bảo vật quốc gia thứ 8 của An Giang

Mukhalinga Ba Thê là bảo vật thứ 8 trên địa bàn tỉnh An Giang được công nhận là bảo vật quốc gia. Đặc biệt, tất cả các bảo vật quốc gia của tỉnh đều thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Phát hiện mới tại 'giao lộ văn hóa và thương mại' Óc Eo

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện dấu tích của một món cà ri có niên đại hàng nghìn năm ở khu khảo cổ Óc Eo thuộc tỉnh An Giang của Việt Nam. Phát hiện này góp phần làm sáng tỏ thêm về các tuyến đường thương mại cổ xưa.

An Giang phát huy vai trò, tầm quan trọng của văn hóa - văn nghệ

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh công tác quán triệt, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc thực hiện các nghị quyết, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ (VHVN) đạt nhiều kết quả, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát thực tế tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Chiều 4/6, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

Độc đáo điệu múa Óc Eo

Đó là điệu múa đơn giản, chỉ kết hợp tay chân, nhưng mang đầy uy lực, pha chút huyền bí. Hiện, nhiều học sinh huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) được tiếp cận học, để nâng cao hiểu biết, cùng ra sức giữ gìn truyền thống địa phương.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Khám phá vương quốc Phù Nam

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê được các nhà khoa học xem là một trung tâm chính trị - kinh tế - tôn giáo của vương quốc Phù Nam xưa

An Giang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang hiện có 88 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia và 58 di tích cấp tỉnh. Tỉnh hiện có 4 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng của các cộng đồng dân tộc trên vùng đất An Giang. Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia ở An Giang

An Giang hiện có 7 bảo vật quốc gia, được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh và Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Đây là những hiện vật độc đáo, được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu, khai quật nền văn hóa Óc Eo.

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện đề án 'Nghiên cứu Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ). Đề án hướng đến khai quật, nghiên cứu khảo cổ học Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang) và Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang), nhằm làm rõ giá trị của văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới.

An Giang: Hoàn công dự án Khu di tích văn hóa Óc Eo và khánh thành di tích Gò Út Trạch

Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo tổ chức lễ hoàn công dự án khu di tích Óc Eo và khánh thành di tích Gò Út Trạch; Công bố biểu tượng văn hóa Óc Eo năm 2022.

Hoàn công dự án Khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục), khánh thành di tích Gò Út Trạnh và công bố biểu tượng văn hóa 'Óc Eo An Giang' năm 2022

Sáng 19/5, tại thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tổ chức lễ hoàn công dự án Khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục), khánh thành di tích Gò Út Trạnh và công bố biểu tượng văn hóa 'Óc Eo An Giang' năm 2022.

Đề nghị Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Việc nghiên cứu khảo cổ học Khu di tích Óc Eo Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang) nhằm làm rõ giá trị của Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.

Những điểm 'check-in' ấn tượng ở An Giang dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bạn đã dự định đi đâu chưa? Hãy đến An Giang để cùng nhau 'check-in' những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, tham quan các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh tín ngưỡng có kiến trúc độc đáo và thưởng thức rất nhiều món ngon, đặc sản vô cùng hấp dẫn.

Phát hiện mới, quan trọng ở 'đô thị cổ' Óc Eo

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành Bùi Minh Trí khẳng định di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê hội tụ đủ các tiêu chí UNESCO về di sản văn hóa của nhân loại.

Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ Khu Di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, tỉnh An Giang tới Trung tâm Di sản thế giới UNESCO để đề nghị đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Đưa di tích Óc Eo - Ba Thê trở thành di sản thế giới

An Giang là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa với những công trình kiến trúc nghệ thuật, những danh lam thắng cảnh và đặc biệt là những di chỉ khảo cổ ghi đậm dấu ấn lịch sử. Từ những hiện vật phát hiện được ở quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo, minh chứng sự tồn tại của vương quốc Phù Nam - một vương quốc thịnh trị, có tầm ảnh hưởng bao trùm cả vùng Nam Bộ.

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu.

Phát hành bộ tem giới thiệu 'Văn hóa Óc Eo'

Ngày 20/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh An Giang phát hành bộ tem 'Văn hóa Óc Eo' giới thiệu các hiện vật được công nhận là 'Bảo vật quốc gia'.

Du lịch Thoại Sơn chung tay phòng, chống dịch bệnh

Thoại Sơn (An Giang) vùng đất anh hùng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nơi đây đang ngày càng phát huy lợi thế, tiềm năng để khẳng định là một trong những điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Óc Eo

Giá trị của văn hóa Óc Eo Nam Bộ đã được các chuyên gia trong nước, quốc tế ghi nhận. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Bảo vật lưu giữ hồn dân tộc

Mỗi tư liệu, hiện vật trưng bày tại bảo tàng sẽ mang đến cho khách tham quan thông điệp của từng thời đại, để chúng ta hiểu thêm từng lớp địa tầng văn hóa bị phong kín bởi thời gian. Đó không chỉ thể hiện sự phát triển mà còn có cả trình độ kỹ thuật, nghệ thuật điêu luyện đặc sắc về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ trên lãnh thổ Việt Nam.

Giá trị khoa học của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa qua công tác khai quật và nghiên cứu

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp UBND tỉnh An Giang vừa tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị'.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị'

Ngày 22-11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị'. Hội thảo nhằm thông báo những kết quả khai quật, nghiên cứu mới nhất về di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa; trao đổi, thảo luận, tiến tới đánh giá thống nhất giá trị khu di tích, phục vụ việc xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa.