Chiều 7-11, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Kbang trao 31 sổ BHXH tự nguyện cho 31 cán bộ tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở xã Tơ Tung.
Sau 6 tháng thi công, cầu treo dân sinh nối làng Kon Hleng với khu sản xuất và rừng nhận khoán đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp người dân đi lại an toàn.
Chiều 20-10, Công an huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng UBND xã Kon Pne và các đơn vị có liên quan tổ chức khánh thành công trình cầu treo dân sinh dẫn đến khu sản xuất Jang Brơng tại làng Kon Hleng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thông báo kế hoạch xét chọn học sinh để cử đi đào tạo trình độ đại học theo chế độ cử tuyển năm 2024.
Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.
Dù mới được triển khai gần 1 năm nay nhưng mô hình nuôi cá tầm ở 'ốc đảo' Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang cho thấy nhiều tiềm năng và triển vọng. Đây là hướng đi mới, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như nâng cao đời sống người dân xã vùng khó này.
Ngày 12-10, Khối Thi đua Các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thao năm 2024. Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trong Khối đã có dịp gặp gỡ, giao lưu thông qua các màn tranh tài sôi nổi và không kém phần hấp dẫn.
Sáng 12-10, Khối Thi đua Các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thao năm 2024. Dự lễ có đại diện lãnh đạo các đơn vị trong khối.
Trong hành trình 'về nguồn' năm 2024, ngày 6-10, Khối thi đua các Cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai đã mang đến những món quà rất ý nghĩa, thiết thực cho cán bộ, người dân xã vùng khó Kon Pne (huyện Kbang).
Nhân chuyến công tác về nguồn của Khối thi đua Các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tại huyện Kbang, ngày 6-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông A Hnớ (68 tuổi, làng Kon Ktonh).
Sáng 6-10, trong hành trình 'về nguồn' tại huyện Kbang, Khối thi đua các Cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai đã thăm, tặng quà cho cán bộ, người dân và học sinh trên địa bàn xã Kon Pne.
Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Trong di chúc, Bác Hồ căn dặn 'Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.' Khắc ghi lời dạy ấy, bà con các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai nằm sâu trong rừng Quốc gia Kon Ka Kinh và tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trung tâm huyện phải đi khoảng 100km, vượt qua nhiều đèo dốc hiểm trở để có thể vào được xã. Đây cũng là địa phương có gần 100% người đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Nhiều năm qua, giáo dục được xem là con đường duy nhất để con em xã vùng sâu khó khăn này có thể đổi đời. Thế nhưng, giờ đây con đường ấy đang gặp nhiều trở ngại bởi sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ giáo viên.
Nằm sâu trong cánh rừng Kon Chư Răng bạt ngàn, xã Kon Pne được ví như một 'ốc đảo' với khoảng cách gần 200km mới tới tỉnh lỵ Gia Lai và cách trung tâm huyện Kbang đến 80km. Gần như toàn bộ người dân nơi đây đều là đồng bào thiểu số Ba Na, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc học tập luôn là mục tiêu, là hy vọng đổi đời cho thế hệ trẻ trong xã. Tuy nhiên, những năm gần đây, con đường đến trường của các em lại gặp nhiều trở ngại khi hầu hết các chế độ hỗ trợ bị cắt giảm và thiếu hụt giáo viên.
Được mệnh danh là xã xa nhất tỉnh Gia Lai, Kon Pne (huyện Kbang) cách TP. Pleiku 200 km; còn từ trung tâm huyện vào nơi từng được ví như 'ốc đảo' này cũng phải mất trên 80 km. Vậy mà, Kon Pne lại được 'thăng hạng', từ xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) trở thành xã vùng I...
Sau 20 năm băng rừng kéo điện về 'ốc đảo' Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), ánh điện không chỉ thắp sáng các ngôi nhà mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
Để thay thế giống lúa thoái hóa và giúp bà con nông dân canh tác lúa nước hiệu quả hơn, những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chú trọng xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao.
Ủy ban nhân dân tỉnh GIa Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang về làm đường và kè chống sạt lở bờ sông tại xã Kon Pne.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang về cơ chế đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức tại xã Kon Pne.
Sáng 9-7, kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Phiên thảo luận tổ đã ghi nhận nhiều ý kiến thẳng thắn, đầy tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu nhằm hoàn thiện các báo cáo, dự thảo nghị quyết cũng như góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện để các xã vùng sâu, vùng xa có cơ hội phát triển.
Đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình để trở thành chỗ dựa tin cậy của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Trong 2 ngày 6 và 7-6, tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Kông Lơng Khơng và Kon Pne (huyện Kbang) trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh khóa XII. Trong đó, cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc gia đình mới thoát nghèo.
Nhiều mô hình, dự án phát triển nông nghiệp do huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) triển khai trong giai đoạn 2020-2023 đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân.
Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai không những thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với người dân mà còn hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, tiến tới thoát nghèo bền vững.
Năm 1995, tôi cùng mấy anh bạn đồng nghiệp đến xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) dự lễ khánh thành công trình nước sạch.
Ngày 16-4, 9 cơ quan đơn vị ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức kết nghĩa với làng Kon Hleng, xã Kon Pne.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê. Mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là 'nóc nhà của Gia Lai'.
Viện Sinh thái học miền Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, UBND huyện Kbang tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai chương trình hoạt động năm 2024 của Dự án liên minh sinh kế xanh GLA2, vào ngày 15-3.
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, các cấp hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Trong 3 năm (2019-2022), toàn tỉnh Gia Lai có 461 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) tái nghèo, chiếm 85,5% số hộ tái nghèo trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững đang rất cần những giải pháp căn cơ.
Năm 2004, xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã có đường ô tô tới trung tâm. Tuy nhiên, hành trình của chúng tôi đến nơi từng được mệnh danh là 'ốc đảo' này vào cuối năm 2005 vẫn không thể nói là thuận lợi.
Năm 2002, tôi được luân chuyển từ Bảo tàng tỉnh về Sở Văn hóa-Thông tin. Tại cơ quan mới, tôi may mắn có một đồng nghiệp người Jrai, vốn là diễn viên xiếc, cũng vừa từ Đoàn Đam San lên. Đó là Ksor Phúc.
Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và nền tảng kiến thức tích lũy nơi giảng đường, họ áp dụng vào thực tế một cách khoa học làm hồi sinh vùng 'đất khó'.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn về việc tăng cường hỗ trợ đời sống người dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo trên địa bàn.
Để đạt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2025, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn.
Với việc ưu tiên các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) kỳ vọng sẽ tạo sức bật mới, giúp cải thiện đời sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Chiều 11-1, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Hạt Kiểm lâm và Công an huyện Kbang tổ chức ký kết quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên lâm phần của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc địa bàn huyện Kbang.
Chiều 27.12, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) tập trung thảo luận, xem xét nhiều nội dung quan trọng.
Năm 2023, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang đã chủ trì thực hiện hiệu quả 10 phương án, mô hình khuyến nông mới trên địa bàn 12 xã thị trấn với tổng kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng và 2 chương trình từ năm 2022 chuyển sang.
Trong suốt 20 năm gắn bó với Công ty Điện ảnh-Văn hóa Gia Lai (nay là Công ty cổ phần Du lịch Gia Lai), dù ngành du lịch, dịch vụ trải qua bao biến động, chị Puih H'wê vẫn tâm huyết với văn hóa truyền thống như đóa pơ lang đỏ thắm giữa núi rừng.
Toàn tỉnh Gia Lai hiện còn 31.502 hộ nghèo (chiếm 8,11%), trong đó có 28.173 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 17,05% tổng số hộ DTTS. Để tiếp tục kéo giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ nghèo DTTS, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.
Sáng 24-11, huyện Kbang và Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ngày 22-11, Đoàn khảo sát do bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm Trưởng đoàn đã khảo sát tình hình đời sống của người dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo giai đoạn 2019-2022 tại xã Kon Pne, huyện Kbang.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vừa tổ chức giao khoán thêm 1.040,22 ha rừng cho người dân xã Kon Pne (1.000 ha) và Đak Rong (40,22 ha) thuộc địa bàn huyện Kbang. Qua đó, nâng tổng số diện tích giao khoán của Vườn là 18.990,2 ha cho 29 nhóm hộ thuộc 18 cộng đồng thôn, làng vùng đệm của các huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa.
Ngày 20-11, ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết: Sau những cơn mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, khoảng 5 giờ ngày 20-11, tại đèo Kon Pne có một điểm bị sạt lở nghiêm trọng. Tại hiện trường, khoảng 100 m³ đất, đá nằm ngổn ngang trên đường khiến phương tiện giao thông không thể qua lại khu vực này.
Ngày 9-11, ông Nguyễn Hữu Tuyến-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã có buổi đối thoại trực tiếp với giáo viên các trường học trên địa bàn huyện.
Đó là một ngày cuối năm ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh), một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai cách đây chừng vài ba chục năm. Còn nhớ khi đó, Hà Đông, Hà Tây, Đak Trôi, Kon Pne, Sró, Đak Song, Ia Lâu, Ia Mơr… là những cái tên mà vừa nghe thôi đã khiến nhiều người ớn lạnh không chỉ vì đường xa đi lại khó khăn mà còn vì đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở những vùng này cực kỳ thiếu thốn.
Nhân dịp Tết Trung thu, các địa phương, đơn vị, tổ chức Hội, đoàn thể trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp tổ chức các chương trình vui chơi, trao hàng ngàn suất quà cho thiếu nhi, góp phần làm nên không khí ấm cúng, thân tình, vui vẻ của hội trăng rằm.