Đường ống dẫn dầu trên sẽ tăng cường an ninh và hiệu quả nguồn cung cấp vì tránh được tình trạng chờ đợi lâu và nguy cơ khi tàu chở dầu đi qua eo biển ở Biển Đen.
Ngày 24/11, các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thống nhất về mức trần giá khí đốt nhằm giảm thiểu khủng hoảng năng lượng ở khu vực này.
Theo đề xuất mới đây được Ủy viên phụ trách năng lượng của Ủy ban châu Âu, bà Kadri Simson đưa ra, Liên minh châu Âu sẽ áp giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh.
Athens đề xuất lập quỹ năng lượng bằng cách áp thuế đặc biệt 10 euro/MWh đối với các công ty EU sử dụng khí tự nhiên để sản xuất điện; ước tính khoản thuế này sẽ giúp EU thu về 9 tỷ euro mỗi năm.
Với lí do 2 tuabin ngừng hoạt động, Nga đã siết nguồn cung khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, từ ngày 27/7 chỉ hoạt động với 20% công suất tối đa. Trước nguy cơ khan hiếm khí đốt dự trữ, nhiều quốc gia Châu Âu đang triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Thỏa thuận giảm tiêu thụ khí đốt chẳng những gây khó cho nền kinh tế của các thành viên Liên minh châu Âu (EU) vốn còn phụ thuộc rất lớn vào mặt hàng nhiên liệu thiết yếu sống còn này mà còn tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường là làm tổn hại tinh thần đoàn kết, thậm chí dẫn tới lục đục nội bộ, trong các nước thành viên liên minh - điều vốn rất cần thiết trong cuộc chiến kinh tế với Liên bang Nga hiện nay.
Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson đánh giá thỏa thuận đạt được ngày 26/7 có thể giúp EU vượt qua một mùa Đông 'bình thường' nhưng một mùa Đông lạnh 'bất thường' có thể đòi hỏi các biện pháp 'khắc nghiệt' hơn nữa.
Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp cho biết nước này sẽ trợ cấp hóa đơn điện cho người dân từ tháng 8/2022, với chi phí lên tới 1 tỷ euro (1,02 tỷ USD).
Brussels không có nhiều sự ủng hộ của các nước thành viên EU để thông qua quyền hạn khẩn cấp.
Italy phải nhập khẩu phần lớn lượng khí đốt tiêu thụ và phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt để sản xuất điện so với các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Chính phủ Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều tuyên bố phản đối kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 15% trong mùa đông.