Sắc màu văn hóa vùng cao Ba Tơ

Ba Tơ là huyện phía tây nam của tỉnh, giáp với các tỉnh Tây Nguyên. Từ nhiều đời nay, người dân địa phương có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo riêng. Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, sắc màu văn hóa vùng cao Ba Tơ lại được lan tỏa.

Sắc màu thổ cẩm Hrê

Nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) chính là sản phẩm tinh thần mang sự sáng tạo, tài năng và khiếu thẩm mỹ của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời. Và, Teng là ngôi làng duy nhất của người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm.

Nghệ thuật trình diễn Chiêng ba của người Hrê huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Nghệ thuật trình diễn Chiêng ba của người Hrê huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quyết định số 609/QĐ-BVHTTDL ngày 03/02/2021, đây là niềm vinh dự và tự hào của người Hrê huyện Ba Tơ nói riêng, cộng đồng người Hrê trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Men say làng Teng

Những ngôi nhà sàn dần thưa vắng thay vào đó là những ngôi nhà ngói. Con gái làng Teng giờ nhiều người học đại học, cao đẳng rồi về công tác ở địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống

Cách tân thổ cẩm Làng Teng

Những ngày cuối năm, các cô gái Hrê ở Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) bận rộn hơn khi nhận nhiều đơn hàng mới. Đó là những đơn hàng dệt khăn quàng, mẫu đầm, váy cưới thổ cẩm có họa tiết tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng không kém phần lộng lẫy.'Sản phẩm thổ cẩm Làng Teng dần đến gần hơn với nhiều người qua các sản phẩm cách tân dễ sử dụng như áo dài, trang phục công sở, khăn quàng, túi xách... Về lâu dài, nghề dệt thổ cẩm rất cần 'bà đỡ' là các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và có cơ chế hỗ trợ, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm, để thổ cẩm Làng Teng trở thành sản phẩm du lịch'.

Nhiều giá trị cần bảo tồn và phát huy

Quảng Ngãi có đồng bào Ca Dong, Cor, Hrê sinh sống tại 5 huyện miền núi. Mỗi dân tộc có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số không bị mai một, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.Còn trên 300 nghệ nhân

Phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình DLCĐ, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.Liên kết làm du lịch cộng đồng

Kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Hrê

Nhà sàn của người Hrê có kết cấu, kích cỡ khác nhau. Qua kiến trúc nhà ở, người ta có thể nhận biết được điều kiện kinh tế, cuộc sống của gia đình đó.Mỗi vùng có kiến trúc nhà sàn khác nhau

Chợ phiên văn hóa miền núi Quảng Ngãi

Trong 2 ngày (18 -19.7), tại Khu dịch vụ Trải nghiệm Văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi (nằm trong khuôn viên Bảo tàng Tổng hợp tỉnh ) đã diễn ra Chợ phiên văn hóa miền núi Quảng Ngãi Lần II năm 2020.

Chợ phiên văn hóa miền núi Quảng Ngãi lần thứ I

Sáng 28.6, Công ty CP Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức 'Chợ phiên văn hóa miền núi Quảng Ngãi Lần thứ I – năm 2020' với chủ đề 'Đặc sắc văn hóa dân tộc Hrê' tại Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi, 99 Lê Trung Đình, TP. Quảng Ngãi.

Chợ phiên miền núi giữa lòng TP Quảng Ngãi

Lần đầu tiên, chợ phiên văn hóa miền núi được tổ chức giữa lòng TP Quảng Ngãi đã mang đến những trải nghiệm phong phú, đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc H'rê.

Chợ phiên Văn hóa Miền núi ngay giữa lòng thành phố Quảng Ngãi

Lần đầu tiên Chợ phiên Văn hóa Miền núi được tổ chức tại khuôn viên Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, TP Quảng Ngãi, mang đến những trải nghiệm phong phú, đặc sắc văn hóa dân tộc Hrê.

Thổ cẩm làng Teng

Đó là ngôi làng duy nhất của người H'rê ở Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm và cũng là nơi cung cấp trang phục bằng thổ cẩm cho phần lớn đồng bào dân tộc vùng cao tỉnh này.

Mang mùa xuân tới người nghèo

Trong những ngày cuối năm 2019, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 5 hành quân về các bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng tặng quà; trao sinh kế; hỗ trợ tiền sửa chữa nhà ở, khánh thành nhà tình nghĩa tặng gia đình người có công, hộ nghèo... Những việc làm thiết thực ấy góp phần mang mùa xuân đến cho người nghèo...

Làm rể làng Teng để được mặc đồ thổ cẩm do con gái H'rê dệt

Sáng sớm, con gái H'rê trong làng đầu chít khăn, lưng mang gùi lên rẫy hái bông đem về phơi trên những chiếc nong cho bông nở bung. Sau đó chị em bền bỉ quay kéo thành sợi nhỏ... Bí quyết của nghề dệt thổ cẩm truyền thống và những sản phẩm thổ cẩm độc đáo của người H'rê giờ đã vượt ra khỏi buôn làng, đến nhiều vùng miền trong và ngoài nước.

Nghề dệt thổ cẩm của người H'rê là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 25/9, tại Khu Bảo tồn văn hóa làng Teng, xã Ba Thành, UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đã công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người H'rê xã Ba Thành là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy: Còn nhiều lúng túng

Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đã được triển khai hơn 6 tháng qua. Nhiều ngành, địa phương tuy đã xây dựng kế hoạch, nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. TR.PHƯƠNG – M.HẠ (thực hiện)

Quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm lên mạng xã hội

Nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng, thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) trở thành một nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Hrê. Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy, nhiều bạn trẻ ở Làng Teng đã quảng bá các sản phẩm từ thổ cẩm qua mạng xã hội facebook.