Tự dưng lại nhớ đến ông Chử Đồng Tử. Mối tình của ông với Tiên Dung, nay nhìn lại ta ắt nghĩ đến một chi tiết hết sức đắt giá nếu được xây dựng thành phim càng hấp dẫn.
Báo chí Việt Nam đang gặp nhiều thử thách về kênh phân phối lẫn cách tác nghiệp. Mô hình báo chí đa phương tiện được đề cập như một giải pháp tích cực. Thế nhưng, thị trường 'ngách' lại đòi hỏi tính chuyên sâu và tính độc đáo của từng trang báo, từng cây bút. Thử 'ôn cố tri tân' để hiểu thêm về sức sống của báo chí cách đây 100 năm, biết đâu, sự dấn thân và sự tận tụy của các bậc tiền bối sẽ mang lại nhiều gợi ý tích cực cho thế hệ nhà báo hôm nay.
Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).Sau khi hoàn tất bậc tiểu học ở Gò Công và bậc trung học ở Trường Collège de Mytho (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho), ông lên Sài Gòn học Trường Mỹ thuật Gia Định. Ngày 23-9-1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam bộ bùng nổ.
Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu 'Nhị Thiên Đường' của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn. Ngày nay nhà thuốc Nhị Thiên Đường không còn mà tên chỉ còn được nhớ đến qua cây cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8.