Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử nhanh chóng, kịp thời, đã tạo điều kiện giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cho biết, vẫn còn một số bộ phận không nhỏ tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã thực hiện các hành vi vi phạm về hoàn thuế, nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của ngân sách nhà nước.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ phản ánh, gặp khó khăn về dòng vốn vì chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện ngay, hướng dẫn các hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng cho người dân, doanh nghiệp. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế), xung quanh vấn đề này.
Số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn là 4.760 hồ sơ, tương ứng số tiền đã được hoàn 19.100 tỷ đồng; số hồ sơ doanh nghiệp hủy đề nghị hoàn là 215 hồ sơ,
Thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết, đến nay đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế.
Công điện 470 của Thủ tướng Chính phủ đã tập trung đi sâu vào tháo gỡ những khó khăn vướng mắc chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế vừa có công văn chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, người dân.
Qua công tác quản lý, ngành thuế xác minh hàng hóa và hóa đơn phải theo đúng quy định, một số hồ sơ có dấu hiệu vi phạm đã được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 26/5, đoàn công tác của Tổng cục Thuế tại buổi làm việc với Cục Thuế Hà Nội về tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại trong hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế.
Dù đã chuyển từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, song lợi dụng kẽ hở trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp (DN), một số đối tượng đã gian lận, mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Tổng cục Thuế đã ban hành Bộ chỉ số tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro và Quy trình áp dụng để đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
Hóa đơn điện tử được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn diễn ra khá phổ biến, bất chấp nỗ lực chống gian lận của ngành thuế.
Theo bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế), để ngăn chặn triệt để việc người nộp thuế gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử, thông qua công tác đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế, cần có sự vào cuộc tích cực của cơ quan công an, cơ quan hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, quy định thành lập doanh nghiệp cần được siết chặt lại; kiểm soát thông tin của cá nhân tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý thuế…
Theo bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế), để ngăn chặn triệt để việc người nộp thuế gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử, thông qua công tác đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế, cần có sự vào cuộc tích cực của cơ quan công an, cơ quan hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, quy định thành lập doanh nghiệp cần được siết chặt lại; kiểm soát thông tin của cá nhân tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý thuế…
Để phòng chống gian lận và ngăn chặn sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, Tổng cục Thuế đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm hợp thức hóa chi phí để giảm số thuế phải nộp, hợp thức hóa cho hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường… để trốn thuế.
Để phòng chống gian lận và ngăn chặn sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, Tổng cục Thuế đã có nhiều giải pháp. Trong đó, đã phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm hợp thức hóa chi phí để giảm số thuế phải nộp, hợp thức hóa cho hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường… để trốn thuế.
Ngày 20/4, tại trụ sở Tổng cục Thuế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 điểm cầu tại các Cục Thuế và 413 điểm cầu tại các Chi cục Thuế.
Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) diễn ra ngày 20/4, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết: Việc gian lận luôn đi cùng thương mại. Trong đó gian lận, mua bán hóa HĐĐT là một trình trạng đang xảy ra và cơ quan thuế phải chịu hậu quả từ cung - cầu trên thị trường.
Sáng 20/4, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử. Hội nghị đã lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm, đề xuất cách làm từ các cục, vụ trực thuộc Tổng cục Thuế, cục thuế các địa phương nhằm đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp. Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành chủ trì hội nghị.
Năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng ngành thuế vẫn đạt được rất nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng ngân sách nhà nước và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý thuế. Trong đó, lũy kế kết quả thực hiện xử lý nợ thuế trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 33.700 tỉ đồng.
Tình trạng thành lập doanh nghiệp 'ma' mua bán hóa đơn lòng vòng; kê khai, nâng khống hàng hóa xuất khẩu để được hoàn thuế giá trị gia tăng diễn ra không những gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh. Ngành Thuế đã và sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng trên.
Thời điểm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2021 đã và đang diễn ra, trong khi diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước vẫn khá phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán thuế năm 2021, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) xung quanh việc quyết toán thuế TNDN năm 2021.
Thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 75% sau 3 quý, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi quy định theo hướng tổng số tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 4 quý không thấp hơn 80% số phải nộp theo quyết toán năm.
Toàn bộ nội dung, quy trình, thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu... về quản lý thuế sẽ được quy định tại một văn bản duy nhất đang được Bộ Tài chính hoàn thiện.
Việc triển khai quy trình xử lý hoàn thuế và truyền nhận thông tin hoàn trả ngân sách nhà nước (NSNN) điện tử với Kho bạc Nhà nước (KBNN) nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp độ 4 theo các Nghị quyết của Chính phủ.
Có nhiều nội dung mới, rất quan trọng được đề xuất trong Dự thảo hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế đang được Bộ Tài chính hoàn thiện.
Mặc dù dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế (QLT) đưa ra lấy ý kiến dày cả trăm trang nhưng nhiều nội dung đang vướng, hiện vẫn chưa được đưa vào dự thảo…
Đó là khẳng định của bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục thuế) liên quan đến nội dung doanh nghiệp tạm nộp thuế 75% trong 3 quý theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Ngay cả các chuyên gia về thuế cũng cảm thấy bối rối, khó hiểu khi đọc dự thảo thông tư về thuế.
Do luật Quản lý thuế năm 2019 và Nghị định 126/2020 chỉ quy định nguyên tắc nên rất khó thực hiện nếu thông tư hướng dẫn không quy đinh chi tiết, cụ thể.
Doanh nghiệp dầu khí tá hỏa khi loạt đối tác yêu cầu đàm phán lại tất cả hợp đồng ngay sau khi ngành thuế đưa ra yêu cầu nộp thuế bằng ngoại tệ.
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế. Hoạt động này nhằm bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp…
Dự thảo quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ hướng dẫn cụ thể các bước tiếp nhận hồ sơ qua giao dịch điện tử, đảm bảo điện tử hóa một cách tối đa các bước công việc cần thực hiện; danh mục hóa các trạng thái hồ sơ hoàn thuế, mã lỗi, phân công xử lý, giải quyết hồ sơ hoàn thuế… để hỗ trợ công tác giải quyết hoàn thuế.
Kể từ ngày mai (5/12/2020), các cơ quan quản lý nhà nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan thuế.