Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay tình trạng mua bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng vẫn diễn ra công khai, phức tạp. Các đối tượng lợi dụng sự phát triển của các mạng xã hội lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng của các 'doanh nghiệp ma' với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính.
Tổng cục Thuế yêu cầu các cơ quan thuế địa phương giải quyết tận gốc vướng mắc liên quan đến hoàn thuế GTGT, mua bán hóa đơn điện tử, thuế thu nhập cá nhân...
Vấn đề chậm hoàn thuế giá tăng (VAT), nhiều vướng mắc trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân, quản lý nợ, hoàn nộp thừa, thuế đất; đồng thời một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính, xử phạt vi phạm hành chính thuế… đã được lãnh đạo Tổng cục Thuế thẳng thắn trao đổi với đại diện các doanh nghiệp và người nộp thuế tại Hội nghị đối thoại với người nộp thuế của 5 tỉnh, thành phố phía Nam, tổ chức ở TP Hồ Chí Minh ngày 27/9.
Trước những đối chất, trao đổi và đòi hoàn thuế của các doanh nghiệp, lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các vụ, đơn vị trực thuộc và doanh nghiệp, người nộp thuế trao đổi thẳn thắn, làm rõ nguyên nhân những vướng mắc trong quy định, chính sách thuế và trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế; đưa ra giải pháp rõ ràng, khả thi…
Nhiều thắc mắc về thủ tục hoàn thuế VAT của doanh nghiệp được Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục thuế các tỉnh thành hướng dẫn, giải quyết ngay tại hội nghị đối thoại.
Để ngăn chặn việc mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, Tổng cục Thuế đề xuất kiểm soát chặt chẽ thông tin cá nhân tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp. Phóng viên TBTCVN có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) xung quanh giải pháp siết chặt quản lý doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh, hạn chế các đối tượng lợi dụng chính sách mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế.
'Số lượng xe tư nhân hiện nay rất lớn, hàng trăm nghìn xe, lớn hơn xe hợp đồng rất nhiều, để họ tự do kết nối với nhau, khó quản lý. Hà Nội đã có chuyên đề 05, chống xe dù bến cóc nhưng chỉ trong phạm vi xe biển vàng, không kiểm soát được xe biển trắng…', bà Đỗ Hương Giang - Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận khi nhắc đến vấn đề quản lý xe hợp đồng.
Sáng mai (21/8), Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm 'Quản lý xe hợp đồng: Giải pháp nào hiệu quả'. Tọa đàm có sự góp mặt của đại diện các cơ quan chức năng, chuyên gia và doanh nghiệp vận tải, sẽ bàn luận về giải pháp hợp lý quản lý mô hình xe hợp đồng; làm sao vừa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, song vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Thực hiện công tác quản lý kê khai, kế toán thuế, ngành Thuế luôn chú trọng việc kiểm kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, công tác thống kê có vai trò quan trọng trong việc phân tích, so sánh, đánh giá…, giúp cơ quan thuế các cấp có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Trong quá trình quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu, cơ quan thuế đã tích cực rà soát, phát hiện nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục siết chặt quản lý để chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản nhập khẩu.
Ngày 11.6, tại Tây Ninh, Tổng cục Thuế tổ chức hội thảo với chủ đề Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu ngân sách Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu khu vực miền Nam.
Ngày 11/6/, tại Tây Ninh, Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo với chủ đề Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu khu vực miền Nam.
Với xu hướng số lượng người nộp thuế ngày một gia tăng, hoạt động kinh tế phát sinh của người nộp thuế ngày càng phức tạp, cùng với yêu cầu tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong khi nguồn lực cán bộ thuế có hạn, ngành Thuế đã đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, phòng chống gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Mặc dù nỗ lực cải cách, nhưng tiến độ, thủ tục xác minh hồ sơ để hoàn thuế của ngành thuế các địa phương hiện nay vẫn khá chậm chạp. Do đó, việc sớm sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung quy định mới về hoàn thuế giá trị gia tăng là cần thiết.
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những điểm 'nóng' của năm 2023. Bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) chia sẻ, ngành thuế quán triệt nhiệm vụ hoàn thuế GTGT vừa phải bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi, vừa phải ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiệu quả mọi hành vi chiếm đoạt ngân sách nhà nước.
Theo giới chuyên gia cũng như quan điểm của Bộ Tài chính, việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) phải đáp ứng được yêu cầu: đúng quy định pháp luật và phải đúng người, đúng việc, không để xảy ra tình trạng gian lận, chiếm đoạt tiền của nhà nước.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế cho doanh nghiệp, ngày 28/10/2023, Tổng cục Thuế đã vận hành 'Ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế tự động' trong toàn ngành. Việc vận hành ứng dụng trên nhằm tự động hóa trong khâu phân loại hồ sơ hoàn thuế, điện tử hóa các bước giải quyết hồ sơ hoàn thuế, từ đó đẩy nhanh công tác giải quyết hồ sơ cũng như kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế.
Năm 2024, ngành Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật để hạn chế, ngăn chặn được tình trạng thành lập doanh nghiệp 'ma' để phát hành, sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử nhằm gian lận hoàn thuế, trục lợi ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, việc hoàn thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo phản ánh, nhiều doanh nghiệp chậm được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Năm 2024, công tác quản lý hoàn thuế hướng tới 2 mục tiêu chính là: Hoàn thuế nhanh, đúng pháp luật, không để hồ sơ quá hạn do yếu tố chủ quan từ cơ quan thuế, công chức thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về hóa đơn, hoàn thuế, quản lý chặt chẽ tiền ngân sách Nhà nước.
Với sự quyết liệt, khẩn trương của cơ quan thuế các cấp, công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng đã có chuyển biến tích cực. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn cho biết, trong tháng cuối năm, toàn ngành Thuế tiếp tục tập trung xử lý triệt để vướng mắc tạo thuận lợi cho công tác hoàn thuế; giải quyết ngay các 'điểm nóng' về hoàn thuế.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ cần bảo đảm tính thuận tiện, tốn ít thời gian, công sức và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Sau hơn 3 tháng triển khai nhiệm vụ giám sát, ngày 22/10/2023 Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã có báo cáo tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu. Trong đó, báo cáo số 1595/BC-UBTCNS15 đưa ra nhiều nhận định về nguyên nhân cốt lõi, đưa ra giải pháp cụ thể trước mắt và trong dài hạn…
Quy định phải xuất hóa đơn điện tử mỗi lần cho món hàng có giá trị thấp không thực sự cần thiết, gây phiền phức và tốn kém cho cả người mua lẫn người bán hàng.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục thuế tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó việc thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Để kiểm soát rủi ro, nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ hoàn thuế, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán Thuế (Tổng cục Thuế) xung quanh vấn đề này.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chế biến xuất khẩu gỗ, tinh bột sắn, cao su, nông sản... đã có ý kiến về việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.
'Để công tác hoàn thuế được đẩy nhanh tiến độ, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với sự chủ động của cơ quan thuế, doanh nghiệp cũng cần phải nói không với việc mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Việc hợp thức hóa nguồn hàng mua vào để hoàn thuế giá trị gia tăng là vi phạm pháp luật' - bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
Trước sự than phiền của một số doanh nghiệp về sự chậm trễ trong hoàn thuế VAT, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan thuế đưa tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào diện rủi ro và thực hiện 'kiểm tra trước, hoàn thuế sau', đại diện Tổng cục Thuế làm rõ quá trình triển khai công tác hoàn thuế...
Việc kịp thời hoàn thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn sản xuất, kinh doanh. Trong 7 tháng năm 2023, cơ quan thuế ban hành 9.990 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn là 71.825 tỷ đồng, bằng 39% so với kinh phí hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử đã phát sinh tình trạng gian lận để trục lợi, khiến thời gian xác minh hoàn thuế GTGT kéo dài, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, cơ quan thuế đã ban hành 9.990 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn 71.825 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp (DN) vẫn kêu bị chậm hoàn thuế và đặt vấn đề rằng ngành Thuế có 'giam' tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của DN không.
Luật Quản lý thuế quy định, các hồ sơ đề nghị hoàn thuế được phân loại thành 2 trường hợp: 'hoàn trước - kiểm sau' và 'kiểm trước - hoàn sau'. Trường hợp hoàn trước - kiểm sau được thực hiện trong 6 ngày làm việc, còn trường hợp kiểm trước - hoàn sau được thực hiện trong 40 ngày làm việc. Ngành Thuế đang tăng cường công tác tuyên truyền về thủ tục hoàn thuế để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị hồ sơ trước khi gửi đến cơ quan thuế, nhằm tránh hồ sơ chưa đáp ứng thủ tục, dẫn đến bị kéo dài thời gian xử lý.
Ngành Thuế có 'giam' tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp không? Đây là câu hỏi đang nóng trên nhiều diễn đàn trong thời gian gần đây.
Liên quan đến những kiến nghị của doanh nghiệp gỗ và sản phẩm từ gỗ về chậm hoàn thuế GTGT, Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2022 đến nay ngành thuế đã tiếp nhận 5.213 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đối với xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, hồ sơ đã giải quyết chiếm tỷ lệ 93,7%.
Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp, chuyên gia bức xúc cho rằng ngành thuế đang 'giam' tiền hoàn thuế của doanh nghiệp. Tổng cục Thuế đã lên tiếng phản hồi.
Sau khi Tin tức TV của báo Tin tức đăng tải Phóng sự: 'Kiểm soát rủi ro, nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ hoàn thuế', phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) xung quanh việc rà lại quy định, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tránh tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng chính sách để trục lợi, gian lận tiền thuế.
7 tháng năm 2023, cơ quan thuế cả nước đã hoàn cho các DN là 70.356 tỷ đồng với 9.800 quyết định hoàn thuế. Trong các trường hợp hoàn thuế vừa nêu, theo phân loại, gần 80% thuộc nhóm 1 là hoàn trước-kiểm sau, còn lại hơn 20% thuộc nhóm kiểm trước-hoàn sau.
Tình trạng mua, bán hóa đơn, trốn thuế hiện vẫn diễn ra nhức nhối. Cơ quan Thuế đang thực hiện đợt rà soát lớn bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data), đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và nhiều khả năng tới đây những doanh nghiệp gian lận thuế sẽ 'lộ sáng'.
Tính đến ngày 20/7/2023, ngành Thuế đã ban hành 9.385 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng, tương ứng số thuế đã hoàn là 67.100 tỷ đồng. Ngành Thuế đang tập trung nhân lực giải quyết nhanh chóng hồ sơ đề nghị hoàn thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm tra, xác minh, đối chiếu để xác định số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đủ điều kiện hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh gian lận, thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN).
Để hỗ trợ doanh nghiệp, ngành thuế thực hiện hàng loạt giải pháp đẩy mạnh việc hoàn thuế GTGT, song song với việc áp dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện gian lận thuế.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chính sách trên, ngành Thuế đã và đang thực hiện gia hạn, miễn, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.
Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế mà cơ quan thuế tiếp nhận hiện được phân loại thành 2 trường hợp hoàn thuế trước và kiểm tra trước hoàn thuế sau theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Cơ quan thuế đang tăng cường tổ chức thực hiện rà soát định kỳ, tần suất lớn trên cơ sở hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; gian lận trong hoàn thuế, trốn thuế.
Thông tin tại Hội nghị tập huấn triển khai liên thông đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và đăng ký thuế (ĐKT) đối với hộ kinh doanh (HKD) do Tổng cục Thuế phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức hôm 28/6, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết việc liên thông ĐKKD và ĐKT đối với HKD được thực hiện từ ngày 1/7/2023.
Ngày 28/6, Tổng cục Thuế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tập huấn triển khai liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp cơ quan Tổng cục Thuế; trực tuyến với cục thuế các tỉnh, thành phố và 413 điểm cầu chi cục thuế.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai quy trình hoàn thuế theo Quyết định 679/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế. Quy trình hoàn thuế là một trong các giải pháp để các cục thuế khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác hoàn thuế, bao gồm cả công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và hoàn nộp thừa.
Tổng cục Thuế cho biết, ngành Thuế đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% đối với số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau với thủ tục nhanh chóng chỉ trong 6 ngày làm việc.
Vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng là chủ đề 'nóng', không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng liên tục phản ánh trong các hội nghị đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp thời gian gần đây. Số tiền chậm hoàn thuế có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, khiến nhiều doanh nghiệp đang rơi vào thế đường cùng khi không còn vốn để kinh doanh.
Tổng số tiền được dành cho quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng của năm nay là 186.000 tỷ đồng, nhưng hiện tại mới chỉ hoàn thuế được 1/4 dự toán.