Gần 70 năm trước, nhân dân cả nước đồng lòng, dốc sức cho Ðiện Biên Phủ để làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Không còn hình ảnh những dòng xe thô sơ mang theo 'sức người, sức của' tiếp tế cho tiền tuyến của quá khứ, hôm nay cả nước hướng về Ðiện Biên bằng món quà đầy ý nghĩa từ chương trình 'Triệu tấm lòng yêu thương, nghìn mái nhà hạnh phúc'.
Từ bãi bồi không giá trị, ông Đỗ Quang Sự ở huyện Mường Ảng (Điện Biên) mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bí xanh và kiếm bạc tỷ mỗi năm.
Bài 2: Ðiện Biên đồng lòngĐBP - 'Vì đây là Ðề án đặc biệt quan trọng, lại hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ nên tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện nhằm đảm bảo đúng tiến độ. Trong đó, quan trọng hơn cả là tạo sự đồng thuận, đồng lòng, dốc sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân' - đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Ðề án tỉnh Ðiện Biên khẳng định.
Với mục tiêu tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Đề án Vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, đồng thời tạo sự đồng thuận và ủng hộ cao trong quá trình triển khai thực hiện, huy động các nguồn lực tham gia hỗ trợ, các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức khởi công xây dựng nhà cho hộ nghèo, cận nghèo. Việc tổ chức đồng loạt toàn tỉnh đã tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về tinh thần sẻ chia, chung tay hỗ trợ người nghèo, giúp họ sớm 'an cư' trong những ngôi nhà đại đoàn kết.
Sau 3 năm, phong trào đã triển khai, làm mới được 10 tuyến đường nhân ái và đang hoàn thiện đường số 11.
ĐBP - 'Sống gần hết đời người, tôi chỉ dám mơ chứ chưa bao giờ nghĩ thực sự sẽ có đường bê tông to vào đến tận cổng nhà mình. Vậy mà nay đã thành hiện thực' – cụ ông Bạc Cầm Pánh (84 tuổi) bản Ta Cơn, xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo xúc động chia sẻ về con đường nội bản trước cửa nhà. Người dân khắp các bản của Chiềng Sinh cùng chung niềm vui ấy, khi lần lượt từng tuyến bê tông phẳng phiu thay thế những lối mòn dốc cao, trơn trượt được hoàn thành từ chính sự đồng lòng, đoàn kết góp công, góp của và huy động xã hội hóa toàn dân.
Năm 2022, huyện Sốp Cộp được giao thu ngân sách trên địa bàn 41,9 tỷ đồng; trong đó, thu từ đất 15 tỷ đồng; tài nguyên nước từ Nhà máy thủy điện Tà Cọ 1,3 tỷ đồng, công thương dịch vụ ngoài quốc doanh 17,5 tỷ đồng; lệ phí trước bạ 3,2 tỷ đồng, thu khác 3 tỷ đồng... Nhận định công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19, ngay từ đầu năm, UBND huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung xây dựng kế hoạch, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn.
ĐBP - Đề án 'Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên' giai đoạn 2011 - 2020 (thực tế triển khai từ năm 2013) đã kết thúc và chưa có kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. 8 năm được trợ lực, đầu tư phát triển, hưởng các ưu đãi đặc thù, đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực trong mọi mặt cuộc sống.
Nhóm công nhân từ Điện Biên vào Đà Nẵng để thi công công trình trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng), khi lực lượng chức năng kiểm tra, cả 9 người đều phê ma túy.
Tên là rừng Ma, nhưng khu rừng nguyên sinh hơn 20ha ở xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên không hề đáng sợ, người dân bản Lói vẫn hàng ngày ra vào rừng.
Khó khăn lắm, chúng tôi mới tiếp cận được Sa Ná, một bản nghèo của xã Na Mèo, huyện vùng cao biên giới Quan Sơn, sau những ngày lũ dữ. Hoang tàn, đổ nát... là những gì còn lại...