Nông sản gắn thương hiệu Đà Lạt được canh tác trên độ cao trung bình 1.000 m đến 1.500 m so với mặt biển, trở thành một lợi thế so sánh đặc biệt về chất lượng và giá trị cao của vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và các huyện phụ cận thuộc tỉnh Lâm Đồng - Nam Tây Nguyên. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp bảo vệ, nhưng trong mười năm qua vẫn tái diễn xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt, gian lận và lừa gạt người tiêu dùng bằng các hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn của những cơ sở kinh doanh từ quy mô vừa, nhỏ đến quy mô lớn trên địa bàn. Để ngăn chặn, xử lý quyết liệt và hướng đến không còn tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt, đòi hỏi những hành động sát thực hơn, hữu hiệu hơn từ người sản xuất, phân phối, tiêu dùng đến đơn vị chuyên trách từ địa phương lên Trung ương.
Trước tình trạng thương hiệu nông sản Đà Lạt bị làm giả, nhập lậu trong thời gian dài gây nhiều hệ lụy cho nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng, tỉnh Lâm Đồng cho biết sẵn sàng chi ngân sách thích đáng cho dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để bảo vệ thương hiệu nông sản.
Vấn đề mua nông sản từ Trung Quốc rồi giả mạo thành đặc sản Đà Lạt và nông sản Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm mà chưa có giải pháp hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho người dân và các HTX trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ khoai tây, nhiều loại nông sản Đà Lạt khác như dâu tây, hồng, súp lơ, cà rốt của Đà Lạt bị giả mạo khiến nông dân bị ảnh hưởng.
Mỗi quả nặng hơn nửa kg, ớt Sweet Palermo được ăn trực tiếp như trái cây và trở thành hàng 'hot', được chị em lùng mua dù giá khá đắt đỏ.
Mỗi quả nặng hơn nửa kg, ớt Sweet Palermo được ăn trực tiếp như trái cây và trở thành hàng 'hot', được chị em lùng mua dù giá khá đắt đỏ.
Bí 'sợi mì' độc, lạ được một hợp tác xã ở Đà Lạt đưa vào sản xuất theo hướng hữu cơ, mỗi quả có giá 150.000 đồng song trồng bao nhiêu cũng không đủ hàng để bán.