Văn hóa Việt Bắc trong lòng Tây Nguyên

Tây Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc nhất cả nước, trong đó có nhiều dân tộc phía Bắc. Các dân tộc phía Bắc di cư vào đây sinh sống đều mang theo bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc giữa lòng Tây Nguyên.

Đình Lạc Giao – Địa chỉ đỏ ghi dấu ấn của người Kinh ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Được xây dựng từ năm 1928 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Di tích Lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa người Kinh khi đến lập nghiệp ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1930-1945, là nơi ra mắt Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 18/3/1975.

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng tại Tây Nguyên

Tại các tỉnh Tây Nguyên, cứ mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, dù không trở về mảnh đất Phú Thọ dâng hương tại Đền Hùng, song mỗi người dân nơi đây đều có thể dâng hương, cúng lễ, tưởng nhớ đến công đức của Quốc tổ. Ngoài những đền thờ Vua Hùng được xây dựng, nhiều ngôi đình truyền thống, một số điểm du lịch, cũng đã thiết chế không gian phù hợp cho những người con nước Việt.

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M'nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.

Để mạch nguồn sử thi chảy mãi

Cuộc sống hiện đại, những không gian văn hóa cộng đồng dần biến đổi, văn hóa sử thi Tây Nguyên vì thế cũng bị thu hẹp dần, thậm chí đối mặt với nguy cơ thất truyền. Vậy phải làm gì để nối dài những đêm khan huyền thoại, nối dài mạch nguồn văn hóa sử thi Tây Nguyên cho các thế hệ mai sau?

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh của đất nước

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu, quan điểm chỉ đạo về văn hóa. Bên cạnh đó, phát triển văn hóa cũng là một trong những vấn đề trọng tâm, nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Nỗ lực kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm

Không chỉ gìn giữ, bảo tồn, nhiều nghệ nhân trong các buôn làng còn không ngừng đổi mới, sáng tạo để sản phẩm thổ cẩm sống lại và ngày càng vươn xa hơn.

Đắk Lắk chào năm mới 2024 bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc

Tối nay (31/12), tại Quảng trường 10/3 thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề 'Đắk Lắk chào 2024'. Hoạt động này nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, để mọi người dân cùng nhau đón chào năm mới, mùa xuân mới 2024 tràn đầy niềm tin và khát vọng.

Đời sống mới của thổ cẩm Tây Nguyên

Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn tình thân. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, các sản phẩm thổ cẩm mất dần vị trí và đứng trước nguy cơ mai một. Cùng với nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm, trợ lực về chính sách và sự nỗ lực nghệ nhân, thổ cẩm hồi sinh kể những câu chuyện mới.

Thực hiện hiệu quả Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Dự án 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch' (Dự án 6) thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được nhiều địa phương triển khai, bước đầu thu được kết quả tích cực.

Nét văn hóa độc đáo trong lễ hỏi chồng của người Ê Đê

Bước vào tuổi cập kê, cô gái Ê Đê không chỉ chủ động lựa chọn một nửa của mình mà còn phải đối diện với đặc quyền thách cưới của nhà trai.