Trong năm 2023 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã chi trả hơn 272 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng là cộng đồng, tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện Dự án 9, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống, Sila ngày càng phát triển bền vững.
Dù rất ít người, chỉ khoảng 200 hộ, với hơn 1000 nhân khẩu, song đồng bào Cống ở tỉnh Điện Biên luôn có ý thức giữ gìn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Một trong số những nét đẹp được bảo tồn khá nguyên vẹn phải kể đến Tết Hoa mào gà (Mền Loóng Phạt Ái).
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong gần 10 năm qua đã được các cấp, các ngành và người dân đặc biệt quan tâm. Trong đó, cộng đồng người dân tộc Cống ở bản Lả Chà, xã Pa Tần là những hạt nhân tiêu biểu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, hơn 10 năm nay, bản Lả Chà không xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng.
Những cơn gió đông đầu tiên kéo về là lúc hoa Mào gà 'nhuộm đỏ' bản người Cống ở biên giới Mường Nhé.
Hàng năm, vào dịp tháng 10 âm lịch, khi công việc mùa màng đã xong, đồng bào dân tộc Cống ở bản Lả Chà, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) lại rộn ràng đón Tết Hoa. Tết Hoa, hay còn gọi là Tết Hoa mào gà (Mền loóng phạt ái), là Tết cổ truyền của người Cống nhằm cầu mong cho một năm mới nhiều sức khỏe, mùa màng tươi tốt.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của trận mưa lớn, kéo dài trong đêm 31/10 và rạng sáng 1/11, tại các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé đã xảy ra những thiệt hại đáng kể. Ước thiệt hại ban đầu khoảng hơn 4,7 tỷ đồng.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề; Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh sẽ được tổ chức trong 3 ngày vào trung tuần tháng 12... là những sự kiện nổi bật ngày 1.11.
Trận mưa lớn kéo dài trong đêm qua (31/10) trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã khiến 1 người bị thương nhẹ, 1 nhà dân ở bản Pa Tần, xã Pa Tần bị hư hỏng hoàn toàn.
ĐBP - Đề án 'Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên' giai đoạn 2011 - 2020 (thực tế triển khai từ năm 2013) đã kết thúc và chưa có kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. 8 năm được trợ lực, đầu tư phát triển, hưởng các ưu đãi đặc thù, đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực trong mọi mặt cuộc sống.
ĐBP - Những ngày cuối năm, khi những cành đào đua nhau khoe sắc tô điểm cho núi rừng thêm lung linh, huyền ảo cũng là thời điểm đồng bào dân tộc vùng cao chuẩn bị đón tết riêng của dân tộc mình. Thường sớm hơn so với tết Nguyên đán, những phong tục ngày Tết của bà con các dân tộc đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa tỉnh nhà thêm đa dạng, đặc sắc…