Năm nay, công tác tổ chức lễ hội được các địa phương, di tích chuẩn bị từ sớm, với nhiều phương án nhằm bảo đảm văn minh, an toàn, thể hiện đậm nét truyền thống.
Xưa nay, mọi người thường gọi mùa Xuân là mùa lễ hội bởi khi đất trời chuyển dịch, vạn vật đổi thay, tiết Xuân đong đầy bên khung cửa cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Từ lâu, vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng trong bối cảnh nhịp sống hiện đại hiện nay cũng rất dễ nảy sinh những yếu tố lai căng, thậm chí hành vi phản cảm, không đảm bảo an toàn, văn minh, làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có của lễ hội... nếu công tác quản lý không được tăng cường. Vì vậy, làm sao để lễ hội đi đúng 'quỹ đạo' của nó, vừa tạo không khí phấn khởi, vui tươi, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa thực sự văn minh, an toàn, tiết kiệm, tôn vinh nét đặc sắc của từng lễ hội địa phương... là nhiệm vụ không của riêng các cấp chính quyền, nhà quản lý mà còn của cộng đồng xã hội.
Vào 0h ngày 17/1, (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chợ Viềng ở tỉnh Nam Định sẽ bước vào thời khắc chính hội. Đây là phiên chợ 'mua may, bán rủi' đầu xuân mới, chỉ họp một phiên duy nhất trong năm vào đêm mùng 7 và rạng sáng ngày mùng 8 Tết âm lịch.
Thời điểm đông - xuân là cao điểm của một số bệnh lý đường hô hấp. Vì vậy, chúng ta cần chủ động có những biện pháp để nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật.
Sau Tết cổ truyền, khi cánh cửa năm mới mở ra, trời đất giao hòa, tiết Xuân hiện hữu cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức, điều này lý giải vì sao người ta thường gọi mùa Xuân là mùa của lễ hội, mùa du Xuân, vãn cảnh. Nhìn tổng thể, các lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân mà còn nhằm mục tiêu duy trì, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, tri ân công đức tổ tiên, nhân lên những mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều lễ hội ở các địa phương được tổ chức kéo theo số lượng người tham gia đông, việc tổ chức lễ hội thế nào cho đúng với ý nghĩa tốt đẹp của nó, tích hợp được các yếu tố an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, mang tính xã hội hóa cao... đã trở thành mối quan tâm chung, là bài toán đặt ra và động thái cần có từ phía các cấp chính quyền, nhà quản lý...
Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường được tổ chức sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, mang nhiều nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.
Phiên chợ họp duy nhất một lần trong năm vào mùng 7 và 8 tháng Giêng chưa khai mạc đã thu hút hàng nghìn người đổ về tìm mua những đồ vật có thể mang lại may mắn cho gia chủ.
Hàng năm, lễ hội chợ Viềng, Nam Định diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng. Năm nay, hội chợ Viềng xuân thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.
Lễ hội chợ Viềng phải dừng tổ chức trong 2 năm do dịch COVID-19. Xuân Quý Mão 2023, Nam Định tổ chức lại lễ hội này. Từ trưa mùng 7 Tết hàng nghìn du khách thập phương nô nức về tham dự lễ hội.
Dù còn mấy tiếng nữa mới đến thời khắc chính hội chợ Viềng song tại các trục đường dẫn về chợ đã rất đông phương tiện và du khách. Các lực lượng Công an tỉnh Nam Định đang nỗ lực đảm bảo tốt nhất an ninh, an toàn giao thông, tạo ấn tượng đẹp về một phiên chợ mua may đầu xuân.
Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, tập trung chủ yếu trong tháng Giêng.
Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường được tổ chức sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, mang nhiều nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.
Khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ diễn ra trong năm, tính cả lễ hội truyền thống và lễ hội mới. Đầu năm mới là thời điểm trẩy hội đông đúc nhất, với nhiều lễ hội lớn bậc nhất cả nước về quy mô tổ chức và sự thu hút người dân.
Nam Trực là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử - văn hóa với 397 di tích, trong đó 13 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 48 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Gắn với hệ thống di tích là các sinh hoạt văn hóa dân gian, hàng trăm lễ hội truyền thống của nhân dân làng xã từ bao đời nay, trong đó thường tập trung vào 3 tháng mùa xuân. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Nhu cầu tham gia lễ hội, du lịch của người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là chính đáng.
Phủ Dầy còn cách xa gần cây số, đã nghe vẳng đến rộn ràng tiếng hát Văn. Chính là âm thanh đó, thứ âm thanh mê hoặc lòng người.
UBND tỉnh Nam Định đã ban hành hai văn bản về việc dừng tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần và Lễ hội chợ Viềng Xuân Tân Sửu 2021, nhằm tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19.
Năm nay (2021), phiên chợ Viềng đầu năm ở tỉnh Nam Định sẽ dừng tổ chức theo ý kiến địa phương này.
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định vừa triệu tập hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, trong đó tập trung vào nguy cơ lớn nhất của tỉnh này là dòng người tấp nập về lễ hội chợ Viềng.
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết vừa triệu tập hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, trong đó tập trung vào 2 nguy cơ lớn nhất của tỉnh này là các lễ hội lớn và hơn 200 người Trung Quốc sắp quay lại Nam Định.