Mùi nhiệt đới

Ta đâu hay nhiệt đới len lỏi vào ta từ buổi bào thai, định dạng rồi thành... thứ 'con người nhiệt đới'.

Đa Mi cần tăng cường lực lượng an ninh khi du lịch phát triển

Là địa bàn giáp ranh có địa hình hiểm trở, xa trung tâm huyện; người dân từ nhiều tỉnh, thành đến định cư, tìm việc… Trong khi đó du lịch đang phát triển mạnh nên Đa Mi cần tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự.

Thêm 1 sản phẩm du lịch khác của Bình Thuận

Ngoài lợi thế du lịch biển, Bình Thuận đang nỗ lực tìm hướng đi mới trong du lịch sinh thái nông nghiệp.

Đến Đa Mi - Bình Thuận, thăm homestay hình đĩa bay

Homestay UNFO Đa Mi dựa lưng vào rừng, nhìn ra hồ Hàm Thuận, được thiết kế độc đáo, hình đĩa bay, bằng vật liệu thuần Việt: tre và đất sét. Công trình có một không hai này ở cả Việt Nam và ASEAN hoàn toàn do một người địa phương nghiên cứu, thiết kế và thực hiện.

Các xã thuần vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận đạt chuẩn Quốc gia về y tế

Các xã thuần vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận hiện nay đều đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đủ 8 bệnh truyền nhiễm đạt trên 95%. Bà con đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, diện hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 100%.

Đa Mi: Nguy cơ sạt lở nhiều nơi

Xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) có gần 20 km tuyến đường quốc lộ 55 đi qua. Địa hình ven đường chủ yếu là đồi núi, một số đoạn được làm ta - luy nhưng đa phần ta - luy chỉ làm từ 1 - 3 m trong khi triền đồi cao từ 5 - 6 m nên khi có mưa lớn nguồn nước tràn xuống làm xói lở đất và tràn ra đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng…

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên từng ngày

Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, chính sách đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), hầu hết các chương trình đều đạt và vượt kế hoạch trên giao...

Đa Mi - Bình Thuận cảnh đẹp hơn tranh, sao chưa vào 'cuộc chơi' du lịch?

Ít ai biết miền đất 'Gió như phan, nắng như rang' - Bình Thuận lại có vùng quê bazan màu mỡ, mát mẻ mang tên Đa Mi. Đây là vùng trọng điểm sầu riêng, cà phê, bơ, macca… có hồ thủy điện Đa Mi rộng 700ha, hồ Hàm Thuận 2.520 ha và nhiều thác lớn, nhỏ, chỉ cách Phan Thiết 75 cây số.

Xuân này em có ngôi trường mới

Nằm bên trục quốc lộ 55, Trường THCS Đa Mi những ngày giáp Tết Quý Mão như được khoác áo mới, không chỉ bên trong ngôi trường 2 tầng khang trang còn thơm mùi vữa mà dọc tường rào, cổng ra vào cờ hoa, băng rôn mừng xuân, mừng Đảng rực rỡ.

Xuân Đa Mi đợi khách

Ít ai biết, Đa Mi - vùng đất Gió như phan, nắng như rang - lại có bazan màu mỡ, sum suê cây trái, khí hậu mát mẻ. Dân cư xã là hợp chủng tỉnh với 57/63 tỉnh, thành và 26/54 tộc người dù dân số chỉ hơn 4.500 người.

Xây mới 3 điểm trường tiểu học ở vùng núi Đa Mi

Cách đây hơn 21 năm, công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi hoàn thành và đi vào hoạt động. Lúc bấy giờ vùng đất trù phú Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) như 'cô thôn nữ' miền núi mới được nhiều người biết đến.

Xã Đa Mi: Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn thay đổi, kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Đó là minh chứng thể hiện sự nỗ lực vượt khó cùng với những bước đi, cách làm đúng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phượt 'Đa Mi xanh'

Tháng 3, trời trong xanh, ánh nắng vàng ban mai trải rộng. Đèo Đông Giang kẻ lên, người xuống trông nhộn nhịp hơn xưa. Nhiều lữ khách từ Phan Thiết lên dừng xe ngay vách đá dựng đứng cao hơn 10 m nằm ở lưng chừng đèo để chụp ảnh lưu niệm và ngắm nhìn thỏa thích cung đèo uốn lượn như 'con trăn' khổng lồ.

La Dày, Đa Kim… những ngày vui

La Dày, Đa Kim và Buôn Cùi là 3 vùng sâu của xã Đa Mi và Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc). La Dày có hơn 200 hộ dân chuyên làm nông nghiệp, mà cà phê, sầu riêng là cây trồng chủ lực. Năng suất cà phê ở La Dày, năm được mùa từ 6-7 tấn/ha, thất mùa trên 4 tấn/ha. Sầu riêng La Dày, rộng ra là Đa Mi những năm gần đây khá nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon.

Đa Mi xanh giữa mùa dịch

Vốn đã xanh nhưng Đa Mi vẫn luôn xanh giữa đại dịch Covid-19. Ai đã tạo nên điều kỳ diệu ấy? không ai ngoài thiên nhiên và bàn tay, khối óc của con người.

Đầu tư 8,22 tỷ đồng xây dựng trường mẫu giáo vùng cao

Đa Mi là 1 trong 4 xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc. Đa Mi có 4 thôn gồm: Đaguri, La Dày, Đa Kim, Đa Tro, từ trung tâm xã đến thôn xa nhất là Đa Kim hơn 20 km. Đa Mi là địa bàn có diện tích rừng tự nhiên hơn 14.538 ha. Chính diện tích rừng khá lớn nên nhiều hộ dân sống lọt thỏm giữa vùng rừng. Do vậy, điều kiện giao thông, giao lưu, sinh hoạt, phát triển văn hóa, giáo dục gặp nhiều khó khăn. Toàn xã chỉ có một trường mẫu giáo có quy mô và đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Nhà nông làm du lịch

Từ ngày quốc lộ 55 nâng cấp, mở rộng, chạy qua trung tâm xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), vùng quê nơi đây dường như nhộn nhịp và vui hẳn lên. Ô tô, xe máy qua Đa Mi rồi lên Bảo Lộc – Lâm Đồng ngày càng nhiều. Nhưng vui nhất là vào ngày cuối tuần khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An ra, rồi khách từ Phan Thiết lên tham quan, ngắm cảnh và thưởng thức những đặc sản vườn sinh thái của vùng Đa Tro, Đa Kim, La Dày.

Đa Mi gần mà xa

Người có nhà gần nhất là trên 30 km. Cứ sáng thứ hai hằng tuần, họ tất tả rời nhà. Đường đến trường vào mùa mưa tiềm ẩn bao hiểm nguy lúc vượt đèo Đa Mi

Ða Mi - xã vùng cao no ấm

Đa Mi, xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc giờ đã khác rất nhiều, một Đa Mi với màu xanh ngút ngàn. Màu xanh ở đây một phần của núi rừng, một phần do Đa Mi có rất nhiều vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày. Theo Bí thư Đảng ủy Ngô Xuân Vân, đến nay sau gần 20 năm thành lập, Đa Mi có 2.307 ha cây trồng các loại. Trong đó, 1.620 ha cà phê cho thu hoạch, sầu riêng 645 ha, bơ 700 ha, điều 203 ha và lượng lớn cam, quýt. Ở Đa Mi gần như mùa nào thức ấy. Chưa kể người dân còn chăn nuôi các loại gia súc có sừng dưới tán rừng nên quanh năm có thu nhập. Đây là lý do vì sao, đến cuối năm 2019, Đa Mi được công nhận bình quân thu nhập của dân 41 triệu đồng/người/năm. No đủ, người dân đã cùng chính quyền tập trung xây dựng nông thôn mới mà rõ nhất là làm giao thông ở 4 thôn khó khăn về đi lại: Đaguri, La Dày, Đa Kim và Đa Tro; cũng như xây dựng trường lớp để con em không phải đi học xa. Nhân nói về làm đường nông thôn, Bí thư Ngô Xuân Vân, cho hay: Ở độ cao trên 500 m so với mặt biển, những con đường ở Đa Mi không bao giờ bằng phẳng. Lúc thì chạy trên đỉnh đồi, lúc len qua hẻm núi, lúc lao xuống trũng. Làm một con đường đi lại ở Đa Mi tốn 2 - 3 lần công so với đồng bằng. Đó là chưa nói về khó khăn trong vận chuyển vật tư. Thường là phải tập kết vật tư đầu mùa nắng và cũng thi công ngay sau đó. Gian nan là thế, nhưng nhờ sự đồng lòng; cũng như thấy rõ việc có đường kiên cố sẽ giúp ích cho vận chuyển nông sản thuận lợi nên 4.318 người dân trong xã đều chung sức, chung lòng đóng góp ngày công và tài chính, bên cạnh phần nhà nước hỗ trợ.

Xã Đa Mi chủ động phòng chống dịch Covid - 19

Nằm trên đường nối Nam Tây nguyên với đồng bằng, có lượng du khách đi lại hàng ngàn lượt người mỗi năm, xã vùng cao Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) sớm lo phòng chống dịch Covid-19, ngay từ khi có thông tin dịch lây lan diện rộng, đặc biệt là tiềm ẩn trong nhóm đối tượng là du khách, người vãng lai.