Cú sụp đổ giá của bất động sản toàn cầu đã lan từ thị trường nhà đất sang bất động sản thương mại, làm gia tăng căng thẳng nợ nần trong ngành. Điều này có nguy cơ làm lây lan sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế như vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, nội thất.
Nhiều điểm nóng đang xuất hiện trên thị trường tín dụng từ các ngân hàng mắc kẹt với những khoản tiền cho vay khổng lồ, các quỹ lương hưu gặp rắc rối lớn ở Anh và những khó khăn trên thị trường bất động sản ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các ngân hàng trung ương toàn cầu đang chạy đua với thời gian để chế ngự lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất nếu đẩy quá xa, quá nhanh thì sự vận hành của hệ thống tài chính có thể bị thắt lại.
Trong bối cảnh thị trường tiền tệ và trái phiếu có nhiều biến động, các cơ quan tài chính của Hàn Quốc vừa phải triển khai cuộc họp khẩn để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định bơm hơn 50.000 tỷ won (34,89 tỷ USD) ra thị trường, trong đó có 20.000 tỷ won (13,95 tỷ USD) bình ổn thị trường trái phiếu; 16.000 tỷ won (11,16 tỷ USD) để mua lại trái phiếu...
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng tài trợ cho các chương trình thanh khoản lên ít nhất 50 nghìn tỷ won (tương đương 35 tỷ USD) nhằm ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau vụ vỡ nợ của doanh nghiệp liên quan dự án công viên giải trí Legoland. Quyết định được đưa ra sau cuộc họp khẩn giữa Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho với Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) Rhee Chang-yong và các quan chức cấp cao.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc có phản ứng tích cực sau khi chính phủ nước này cam kết sẽ dành ít nhất 50 nghìn tỷ won (34,8 tỷ USD) để hỗ trợ thị trường tín dụng.